- 11 Tháng năm 2017
- 5,281
- 7,952
- 829
- 21
- Lâm Đồng
- THCS Lộc Nga
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Em luôn thắc mắc về nguyên tố này và xuất hiện của nó nên có tìm hiểu chút ít. Xin chia sẻ cho diễn đàn ạ!
CHIA SẺ:
- Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim thứ hai được biết đến từ thời rất xa xưa. Trong thiên nhiên, nhiều nơi đã có những mỏ lưu huỳnh. Đó cũng là lí do để con người sớm biết lưu huỳnh.
- Lưu huỳnh tự sinh đuôc thấy ở những nơi gần các núi lửa hoạt động. Các khí thoát ra từ miệng núi lửa thường là những hợp chất lưu huỳnh, nên có giả thuyết cho rằng lưu huỳnh tự sinh là kết quả của phản ứng giữa các chất khí đó:
PTHH: [tex]\fn_jvn 2H_{2}S+ SO_{2}-> 3S + 2H_{2}O[/tex]
- Ngoài ra, sự hoạt động lâu bền của các vi sinh vật trong đất cũng là nguyên nhân tạo thành lưu huỳnh tự sinh. Những mỏ lưu huỳnh này thường ở xa núi lửa và không có chưa tạp chất selen. Lí do đáng tin cậy ở chỗ, trong quá trình hoạt động để chuyển các chất sunfua thành lưu huỳnh, các vi sinh vật đã tránh không đụng đến selen, một chất độc đối với chúng.
- Vào thơi Hô-me (khoảng thế kỉ XII -> IX TCN), những người cổ Hi Lạp đã biết đốt lưu huỳnh để tẩy uế nhà cửa, dùng khí thoát ra ( [tex]\fn_jvn SO_{2}[/tex]) để tẩy trắng vải sợi. Người xưa tin rằng, cái mùi và màu xanh của ngọn lửa lưu huỳnh có thể xua đuổi được ma quỷ.
- Thời Trung cổ đã biết dùng lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh để điều chế mĩ phẩm và chữa bệnh ngoài da. Thuốc súng có tên "Lửa Hi Lạp" mà người Hi Lạp năm 670 đã dùng để đốt cháy chiến thuyền của Ai Cập, có thành phần (lưu huỳnh, than, diêm tiêu) và tỉ lệ gần như thuốc súng ngày nay,
- Tính chất cháy được và khả năng hóa hợp dễ dàng với nhiều kim loại làm cho lưu huỳnh có vị trí ưu đãi đối với các nhà giả kim thuật thời Trung Cổ.
CHIA SẺ:
- Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim thứ hai được biết đến từ thời rất xa xưa. Trong thiên nhiên, nhiều nơi đã có những mỏ lưu huỳnh. Đó cũng là lí do để con người sớm biết lưu huỳnh.
- Lưu huỳnh tự sinh đuôc thấy ở những nơi gần các núi lửa hoạt động. Các khí thoát ra từ miệng núi lửa thường là những hợp chất lưu huỳnh, nên có giả thuyết cho rằng lưu huỳnh tự sinh là kết quả của phản ứng giữa các chất khí đó:
PTHH: [tex]\fn_jvn 2H_{2}S+ SO_{2}-> 3S + 2H_{2}O[/tex]
- Ngoài ra, sự hoạt động lâu bền của các vi sinh vật trong đất cũng là nguyên nhân tạo thành lưu huỳnh tự sinh. Những mỏ lưu huỳnh này thường ở xa núi lửa và không có chưa tạp chất selen. Lí do đáng tin cậy ở chỗ, trong quá trình hoạt động để chuyển các chất sunfua thành lưu huỳnh, các vi sinh vật đã tránh không đụng đến selen, một chất độc đối với chúng.
- Vào thơi Hô-me (khoảng thế kỉ XII -> IX TCN), những người cổ Hi Lạp đã biết đốt lưu huỳnh để tẩy uế nhà cửa, dùng khí thoát ra ( [tex]\fn_jvn SO_{2}[/tex]) để tẩy trắng vải sợi. Người xưa tin rằng, cái mùi và màu xanh của ngọn lửa lưu huỳnh có thể xua đuổi được ma quỷ.
- Thời Trung cổ đã biết dùng lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh để điều chế mĩ phẩm và chữa bệnh ngoài da. Thuốc súng có tên "Lửa Hi Lạp" mà người Hi Lạp năm 670 đã dùng để đốt cháy chiến thuyền của Ai Cập, có thành phần (lưu huỳnh, than, diêm tiêu) và tỉ lệ gần như thuốc súng ngày nay,
- Tính chất cháy được và khả năng hóa hợp dễ dàng với nhiều kim loại làm cho lưu huỳnh có vị trí ưu đãi đối với các nhà giả kim thuật thời Trung Cổ.