- 18 Tháng mười hai 2017
- 3,707
- 8,659
- 834
- Hưng Yên
- Nope
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xin chào các bạn ! Hóa học là một môn để ứng dụng vào trong cuộc sống, để biến đổi những thứ không dùng được trở nên hữu ích, giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng biết những ứng dụng của hóa học trong cuộc sống hàng ngày . Vì vậy, hôm nay mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về ứng dụng của hóa học trong cuộc sống nhé !
1. Lấy vân tay tội phạm
Khi xem phim cũng như trong thực tế, các chú công an thường tìm đến hiện trường, sau đó, lấy các mẫu vật về để xác định dấu vân tay xuất hiện trên đó và tìm kiếm tội phạm. Thực tế là vậy, nhưng lí giải về việc lấy dấu vân tay này thì không phải ai cũng biết.
Các bạn có thể làm một ví dụ nhỏ, bằng việc lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó, các bạn đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm.
Sau 1 thời gian, các bạn sẽ thấy luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, đồng thời, trên phần giấy trắng sẽ xuất hiện dấu vân tay màu nâu, đây chính là dấu vân tây mà các bạn đã in lên đó.
Dấu vân tay này sẽ không mất đi mà tồn tại trên đó một thời gian dài, đây chính là cơ sở để lí giải vì sao các chú công an vẫn tìm được dấu vân tay của tội phạm mặc dù vụ án đã xảy ra một thời gian rất dài.
2. Dùng cồn để sát khuẩn
Khi bị thương, dù là những vết thương nhỏ, để đảm bảo an toàn, không bị nhiễm khuẩn, cha mẹ thường dùng cồn để sát khuẩn. Các bạn có biết được lí do vì sao không? Chính là nhờ vào các lí thuyết hóa học mà các em vẫn được học đó.
Như các bạn đã biết, cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH), loại cồn này có khả năng thẩm thấu cao, xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết.
Như vậy, khi sử dụng cồn 750, có thể tiêu diệt được những vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Cồn có nồng độ nhỏ hơn 750 có hiệu quả sát trùng kém.
3. Luộc rau muống nên cho muối
Khi nấu ăn, đặc biệt là khi luộc rau muống, các mẹ thường cho thêm vài hạt muốn và cho rằng muối sẽ giúp nước rau ngọt hơn, làm xanh lá rau. Thực tế thì khi luộc rau, nhiệt độ của nước là 1000C, khi cho thêm muối, rau sẽ mềm, xanh và chín nhanh hơn nên lượng vitamin trong rau sẽ không bị mất đi nhiều so với việc luộc bằng nước không có muối.
4. Dùng xăng pha chì là không tốt
Trước kia, người ta thường pha xăng với chì, tức là thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb. Chất này có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người ta khuyên người dùng không nên dùng loại xăng pha chì này vì khi cháy xăng pha chì, sản sinh là chất oxit, bám vào các ống xả, thành xilanh gây không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
5. Vì sao dễ bị ngạt thở trong giếng, hầm lò vào mùa khô
Đã có không ít các trường hợp công nhân hầm lò bị ngạt thở, hoặc người bị rơi xuống giếng chết vào mùa khô. Thực tế thì trong các hầm, giếng là nơi diễn ra sự phân hủy của các chất hữu cơ, quá trình phân hủy này sản sinh ra khí độc CO và CH4 gây ngạt thở. Những khí này thường không màu, không mùi nên rất khó nhận biết.
Do đó, khi làm việc dưới hầm, hoặc xuống giếng để làm gì, nên đeo bình oxy, hoặc cho các con vật vào trước để xác định xem nơi đó có khí độc hay không.
7.Ở sông, ao hồ, một số vi khuẩn phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật và vận chuyển ion H+ và elctron đến chất nhận electron cuối cùng là gốc sunfat 8[H] + 2H+ + SO42- —> H2S + H2O
H2S sinh ra tác dụng với Fe có trong lòng đất tạo kết tủa đen, vì vậy nước cống có màu đen và thối (H2S)
8.Sau cơn mưa, không khí trong lành hơn do sấm sét giúp phản ứng từ oxy tạo ra ozon; hơn nữa nước từ trên cao cuốn theo bụi không khí làm sạch môi trường.
9.Bề mặt nước trong các thùng vôi : lâu ngày sẽ có lớp váng mỏng do có phản ứng :
Ca(OH)2 + CO2 —-> CaCO3 + H2O
10.Người ta khắc chữ, hình lên thủy tinh bằng cách dùng acid HF : do SiO2 tan được trong HF tạo ra SiF4.
11.Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…
12.Khi quẹt diêm : diêm bốc cháy do đầu que diêm chứa các chất oxy hóa : K2Cr2O7, KClO3, MnO2… và các chất khủ như S… Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ, Sb2O3,… ngoài ra còn trộn thêm thủy tinh để tăng sự ma sát 2 thứ thuốc trên. Khi quẹt, P đỏ tác dụng với chất oxy hóa, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy thuốc ở que diêm.
Cùng tham khảo thêm trong video này nhé :
Nguồn : Internet
Cảm ơn các bạn đã theo dõi !
@Hồng Nhật @Kuroko - chan @Cô Bé Mặt Trăng @Cô Bé Ngốc @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @phuongthao1910@gmail.com @hip2608 @The Joker @Nguyễn Thị Ngọc Bảo
1. Lấy vân tay tội phạm
Khi xem phim cũng như trong thực tế, các chú công an thường tìm đến hiện trường, sau đó, lấy các mẫu vật về để xác định dấu vân tay xuất hiện trên đó và tìm kiếm tội phạm. Thực tế là vậy, nhưng lí giải về việc lấy dấu vân tay này thì không phải ai cũng biết.
Các bạn có thể làm một ví dụ nhỏ, bằng việc lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó, các bạn đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm.
Sau 1 thời gian, các bạn sẽ thấy luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, đồng thời, trên phần giấy trắng sẽ xuất hiện dấu vân tay màu nâu, đây chính là dấu vân tây mà các bạn đã in lên đó.
Dấu vân tay này sẽ không mất đi mà tồn tại trên đó một thời gian dài, đây chính là cơ sở để lí giải vì sao các chú công an vẫn tìm được dấu vân tay của tội phạm mặc dù vụ án đã xảy ra một thời gian rất dài.
2. Dùng cồn để sát khuẩn
Khi bị thương, dù là những vết thương nhỏ, để đảm bảo an toàn, không bị nhiễm khuẩn, cha mẹ thường dùng cồn để sát khuẩn. Các bạn có biết được lí do vì sao không? Chính là nhờ vào các lí thuyết hóa học mà các em vẫn được học đó.
Như các bạn đã biết, cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH), loại cồn này có khả năng thẩm thấu cao, xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết.
Như vậy, khi sử dụng cồn 750, có thể tiêu diệt được những vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Cồn có nồng độ nhỏ hơn 750 có hiệu quả sát trùng kém.
3. Luộc rau muống nên cho muối
Khi nấu ăn, đặc biệt là khi luộc rau muống, các mẹ thường cho thêm vài hạt muốn và cho rằng muối sẽ giúp nước rau ngọt hơn, làm xanh lá rau. Thực tế thì khi luộc rau, nhiệt độ của nước là 1000C, khi cho thêm muối, rau sẽ mềm, xanh và chín nhanh hơn nên lượng vitamin trong rau sẽ không bị mất đi nhiều so với việc luộc bằng nước không có muối.
4. Dùng xăng pha chì là không tốt
Trước kia, người ta thường pha xăng với chì, tức là thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb. Chất này có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người ta khuyên người dùng không nên dùng loại xăng pha chì này vì khi cháy xăng pha chì, sản sinh là chất oxit, bám vào các ống xả, thành xilanh gây không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
5. Vì sao dễ bị ngạt thở trong giếng, hầm lò vào mùa khô
Đã có không ít các trường hợp công nhân hầm lò bị ngạt thở, hoặc người bị rơi xuống giếng chết vào mùa khô. Thực tế thì trong các hầm, giếng là nơi diễn ra sự phân hủy của các chất hữu cơ, quá trình phân hủy này sản sinh ra khí độc CO và CH4 gây ngạt thở. Những khí này thường không màu, không mùi nên rất khó nhận biết.
Do đó, khi làm việc dưới hầm, hoặc xuống giếng để làm gì, nên đeo bình oxy, hoặc cho các con vật vào trước để xác định xem nơi đó có khí độc hay không.
7.Ở sông, ao hồ, một số vi khuẩn phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật và vận chuyển ion H+ và elctron đến chất nhận electron cuối cùng là gốc sunfat 8[H] + 2H+ + SO42- —> H2S + H2O
H2S sinh ra tác dụng với Fe có trong lòng đất tạo kết tủa đen, vì vậy nước cống có màu đen và thối (H2S)
8.Sau cơn mưa, không khí trong lành hơn do sấm sét giúp phản ứng từ oxy tạo ra ozon; hơn nữa nước từ trên cao cuốn theo bụi không khí làm sạch môi trường.
9.Bề mặt nước trong các thùng vôi : lâu ngày sẽ có lớp váng mỏng do có phản ứng :
Ca(OH)2 + CO2 —-> CaCO3 + H2O
10.Người ta khắc chữ, hình lên thủy tinh bằng cách dùng acid HF : do SiO2 tan được trong HF tạo ra SiF4.
11.Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…
12.Khi quẹt diêm : diêm bốc cháy do đầu que diêm chứa các chất oxy hóa : K2Cr2O7, KClO3, MnO2… và các chất khủ như S… Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ, Sb2O3,… ngoài ra còn trộn thêm thủy tinh để tăng sự ma sát 2 thứ thuốc trên. Khi quẹt, P đỏ tác dụng với chất oxy hóa, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy thuốc ở que diêm.
Cùng tham khảo thêm trong video này nhé :
Nguồn : Internet
Cảm ơn các bạn đã theo dõi !
@Hồng Nhật @Kuroko - chan @Cô Bé Mặt Trăng @Cô Bé Ngốc @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @phuongthao1910@gmail.com @hip2608 @The Joker @Nguyễn Thị Ngọc Bảo