oke
Gọi số mol CuO = số mol Fe3O4 =a. Ta có: (80+232)*a = 46.8 => a=0.15
Cho hỗn hợp CuO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch chứa 0.3 mol Fe(3+); 0.15 mol Fe(2+) và 0.15 mol Cu(2+)
Tôi sẽ trình bày kỹ bài giải và suy luận theo phương pháp tăng giảm khối lượng.
Nếu không cho Mg vào dung dịch. Sau quá trình phản ứng với KOH ta thu được hỗn hợp E 0.225 mol Fe2O3 và 0.15 mol CuO với tổng khối lượng là 36+12= 48 gam.
Khi cho Mg vào dung dịch. Ban đầu Mg phản ứng với Fe(3+)
Mg + 2 Fe(3+) --> Mg(2+) + 2 Fe(2+)
Nếu phản ứng hòa tan Mg kết thúc trong quá trình trên, hỗn hợp chất rắn E thu được sẽ bao gồm Fe2O3, CuO và thêm vào đó MgO, tối đa 0.15 mol Mg(2+) tạo 0.15mol MgO trong E.
Khối lượng chất rắn E tối đa thu được là 48+0.15*40= 54 gam. Quá trình phản ứng sẽ tiếp diễn:
Mg + Cu(2+) --> Mg(2+) + Cu
Mỗi mol Mg phản ứng thì 1 mol CuO trong E sẽ đổi thành 1 mol MgO, khối lượng E giảm đi 80-40=40 gam. Tối đa sẽ có 0.15 mol Mg phản ứng với 0.15 mol Cu(2+) nên E giảm tối đa 0.15*40=6 gam. Khối lượng E thu được là 54-6=48 gam. Quá trình phản ứng sẽ tiếp diễn
Mg + Fe2+ --> Mg(2+) + Fe
Mỗi mol Mg phản ứng thì 0.5mol Fe2O3 trong E sẽ đổi thành 1 mol MgO, khối lương E giảm đi 0.5*160-40=40 gam. Khối lượng E sẽ giảm còn 45 gam trong quá trình này tương đương với giảm đi 48-45=3 gam. Đồng nghĩa với 3/40=0.075 mol Mg phản ứng.
Tổng số mol Mg phản ứng là: 0.15+0.15+0.075=0.375mol
m=0.375*24=9 gam.
>-