[Hóa học 12] Giúp em một số câu đề thi thử

Y

yuyuvn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2 và Cu2S, thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và chất rắn Y gồm Fe2O3 và Cu2O. Hấp thụ hết khí SO2 thu được bằng dung dịch nước brom vừa đủ được dung dịch Z có nồng độ loãng. Cho toàn bộ Y vào Z, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số gam chất rắn còn lại không tan là?
A.1,6 gam
B.3,2 gam
C.11,2 gam
D.14,4 gam

2)


Cho 0,1 mol este CnH2n+1COOCmH2m+1 vào cốc chứa 30 ml dung dịch hidroxit của kim loại kiềm ROH có nồng độ 20% (khối lượng riêng d = 1,2 g/ml). Sau khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch rồi đốt cháy hết chất rắn khan còn lại, Sau phản ứng chỉ thu được 9,54 gam R2CO3 và 8,26 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O bay ra. Vậy kim loại kiềm và axit tạo ra este ban đầu là?
A.K và HCOOH
B.Na và CH3COOH
C.K và CH3COOH
D.Na và HCOOH

Sau phản ứng tại sao thu được R2CO3 nhỉ? Có phải do ROH + CO2 không?
Và có phải RCOONa + O2 --> CO2 + H2O + Na2CO3?

3)

Tại sao trong số HBr, HCl, HF và HI thì HI dễ phản ứng với etilen nhất?

4)

Dẫn 13,44 lít khí NH3 (đktc) vào cốc chứa 100 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau phản ứng, lọc láy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 800 độ C. Số gam chất rắn còn lại là?
A.8 gam
B.16 gam
C.12 gam
D.trong khoảng từ 8 đến 16 gam


Mỗi người giúp em một chút nhé. Thanks nhiều ^^.
 
Last edited by a moderator:
T

tranvanlinh123

1.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2 và Cu2S, thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và chất rắn Y gồm Fe2O3 và Cu2O. Hấp thụ hết khí SO2 thu được bằng dung dịch nước brom vừa đủ được dung dịch Z có nồng độ loãng. Cho toàn bộ Y vào Z, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số gam chất rắn còn lại không tan là?
A.1,6 gam
B.3,2 gam
C.11,2 gam
D.14,4 gam
giải
FeS2 x mol---->2x mol SO2
Cu2S x mol--->x mol SO2
=>3x mol SO2=0,15mol =>x=0,05 mol
Y gồm Fe2O3 0,025 mol
và CuO 0,1 mol
=>O2- =0,175 mol
SO2 + Br2 + 2H2O------> H2SO4 + 2HBr
0,15---0,15------------------0,15------0,3
=>nH+ =0,6mol
2H+ + O2- ----->H2O
0,35<---0,175
=>H+ dư. =>oxit rắn hết.?????
 
T

traimuopdang_268

Dẫn 13,44 lít khí NH3 (đktc) vào cốc chứa 100 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau phản ứng, lọc láy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 800 độ C. Số gam chất rắn còn lại là?
A.8 gam
B.16 gam
C.12 gam
D.trong khoảng từ 8 đến 16 gam

Dựa vào số mol --> CuSO4 hết.
oxit cuối cùng : CuO

m= 16g

n mà nhìn cái p/a D cảm giác hình như có vấn đề :
 
N

nhoc_maruko9x

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2 và Cu2S, thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và chất rắn Y gồm Fe2O3 và Cu2O. Hấp thụ hết khí SO2 thu được bằng dung dịch nước brom vừa đủ được dung dịch Z có nồng độ loãng. Cho toàn bộ Y vào Z, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số gam chất rắn còn lại không tan là?
A.1,6 gam
B.3,2 gam
C.11,2 gam
D.14,4 gam
Lần sau đừng cho đề bài vào trong quote nhớ. Người khác phải mất công copy, thay vì bấm quote như bình thường.

[tex]n_{FeS_2} = n_{Cu_2S} = 0.05 \Rightarrow n_{Fe_2O_3} = 0.025;\tex{ }n_{Cu_2O} = 0.05[/tex]

[tex]n_{H_2SO_4} = n_{SO_2} = 0.15;\tex{ }n_{HBr} = 0.3 \Rightarrow n_{H^+} = 0.6[/tex]

[tex]Fe_2O_3 + 6H^+ \rightarrow 2Fe^{3+} + 3H_2O[/tex]

[tex]Cu_2O + 2H^+ \rightarrow Cu^{2+} + Cu + H_2O[/tex]

[tex]Cu + 2Fe^{3+} \rightarrow Cu^{2+} + 2Fe^{2+}[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{Cu} = 1.6g[/tex]

(Đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

[tex]NH_3 + Cu^{2+} + H_2O \rightarrow Cu(OH)_2 + NH4^+[/tex]

[tex]4NH_3 + Cu(OH)_2 \rightarrow Cu(NH_3)_4(OH)_2[/tex]

Còn kết tủa tức là [tex]NH_3[/tex] hết chứ. Từ PT tính ra còn lại 0.1 mol [tex]Cu(OH)_2 \Rightarrow m_{CuO} = 8g[/tex]

Đáp án D cũng nghi nghi lắm nhưng mà chẳng lẽ [tex]NH_3[/tex] hoà tan [tex]Cu(OH)_2[/tex] không hoàn toàn.
 
Y

yuyuvn

Dựa vào số mol --> CuSO4 hết.
oxit cuối cùng : CuO

m= 16g

n mà nhìn cái p/a D cảm giác hình như có vấn đề :

Đáp án A bạn à :-?

Lần sau đừng cho đề bài vào trong quote nhớ. Người khác phải mất công copy, thay vì bấm quote như bình thường.

Hih, đơn giản là mình thấy trình bày thế gọn hơn thôi, nếu bạn chỉ giải 1 bài thì chẳng phải cũng phải copy sao, bấm quote thì lại quote hết cả post mất rồi?
Mà copy hết bao lâu nhỉ ^^?

Lần sau đừng cho đề bài vào trong quote nhớ. Người khác phải mất công copy, thay vì bấm quote như bình thường.

[tex]n_{FeS_2} = n_{Cu_2S} = 0.05 \Rightarrow n_{Fe_2O_3} = 0.025;\tex{ }n_{Cu_2O} = 0.05[/tex]

[tex]n_{H_2SO_4} = n_{SO_2} = 0.15;\tex{ }n_{HBr} = 0.3 \Rightarrow n_{H^+} = 0.6[/tex]

[tex]Fe_2O_3 + 6H^+ \rightarrow 2Fe^{3+} + 3H_2O[/tex]

[tex]Cu_2O + 2H^+ \rightarrow Cu^{2+} + Cu + H_2O[/tex]

[tex]\Rightarrow m_{Cu} = 3.2g[/tex]

Câu này đáp án A.1,6 g?

ps: xấu tính wa' ;)) mình pm yahoo bạn bảo Cu2O + HBr ra CuBr


 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Câu này đáp án A.1,6 g?

ps: xấu tính wa' ;)) mình pm yahoo bạn bảo Cu2O + HBr ra CuBr


Lúc trước khác, bây giờ lại khác :)) "Không ai tắm trên cùng một dòng sông" :)

Bài này cũng hay thật đó. Biết được [tex]Cu_2O \rightarrow Cu^{2+} + Cu[/tex] rồi nhưng mới chỉ vượt qua ải thứ nhất, còn ải thứ hai là [tex]Cu + Fe^{3+} \rightarrow Cu^{2+} + Fe^{2+}[/tex]. Đáp án là 1.6g :|
 
T

traimuopdang_268

[tex]NH_3 + Cu^{2+} + H_2O \rightarrow Cu(OH)_2 + NH4^+[/tex]

[tex]4NH_3 + Cu(OH)_2 \rightarrow Cu(NH_3)_4(OH)_2[/tex]

Còn kết tủa tức là [tex]NH_3[/tex] hết chứ. Từ PT tính ra còn lại 0.1 mol [tex]Cu(OH)_2 \Rightarrow m_{CuO} = 8g[/tex]

Đáp án D cũng nghi nghi lắm nhưng mà chẳng lẽ [tex]NH_3[/tex] hoà tan [tex]Cu(OH)_2[/tex] không hoàn toàn.

Ok. Sao m quên được cái muối phức nhỉ :-SS:-SS:-SS

Lúc trước khác, bây giờ lại khác :)) "Không ai tắm trên cùng một dòng sông" :)
Sai bét rồi kia. Phải là k ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông chứ :)):p
 
Q

quynhan251102

trong số axit Hcl.HBr.HF.HI thì HI phản ứng với etilen dễ nhất vì phản ứng cộng xảy ra theo cơ chế cộng electrophin.ban đầu tấn công H+ vào anken tạo ra cation và X-(đây là giai đoạn chậm-giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng).vì thế H+càng nhiều phản ứng xảy ra càng dễ.mà trong các axit trên HI có tính axit mạnh nhất
 
Y

yuyuvn

Bạn xem lại có cân bằng nhầm không nhỉ?

[TEX]2 NH_3 + Cu^{2+} + 2 H_2O = Cu(OH)_2 + 2 NH_4^{+}[/TEX]
 
Top Bottom