[Hóa 12]: Yêu cầu của một số thành viên..

H

_huong.duong_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vốn mình định đánh song tập lý thuyết tóm tắt phần cơ bản xuất hiện nhiều trong đề thi ĐH. Song tại vì mình chưa nắm kĩ cộng với thời gian không cho phép nên ai hỏi mình qua điện thoại mà câu hỏi quá dài thì mình đưa lên đây.

Lưu ý: Chỉ mang tính trọng tâm, không mang tính bao quát, tổng quát hết chương trình THPT.

Bạn vivietnam nhờ về nhiệt độ sôi:

1.Thông thường nhiệt độ sôi của các chất tăng dần như sau:

Ete< Este<Andehit/Xeton<Ancol<Axit cacboxylic.

Nguyên nhân là do:Khả năng tạo liên kết H,tính phân cực của liên kết...

2. Nhiệt độ sôi phân tử khối.Chất có phân tử khối nhỏ có nhiệt độ sối thấp hơn chất có PTK lớn-có cùng thuộc một loại hợp chất.

VD:n-butan C4H10(-0,5) còn n-hexan C6H14(69).

3 . Trong các đồng phân mạch hở thì đồng phân mạch thẳng luôn có nhiệt độ sối cao nhất,đồng phân nào càng có nhiều nhánh nhiệt độ sôi càng thấp.Hãy nhơ[thẳng thì cao]
VD: neo-pentan(10)<iso-butan(28)<n-butan(30,1).

4. Đối với ancol: đồng phân tert<sec<iso<n-ancol. Hãy nhớ [t<s<i<n]

VD:ancol tert-butylic(82,5)<ancol sec-butylic(99)<ancol iso-butylic(107,8)<ancol butylic(117,6).

5.Đối với các chất chứa vòng benzen:đồng phân ortho luôn có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân meta và para.Hãy nhớ [o<m,p]

VD: o-crezol(191,3) < m-crezol(202) xấp xỉ p-crezol(202)

Mọi cái đều có ngoại lệ nhưng bạn cứ nhớ thông thường như vầy nhé...
 
H

_huong.duong_

Bạn nói chi tiết thì mình gửi chi tiết đây:

NGUYÊN TẮC SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI.


Nguyên tắc 1.
Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ 1:
So sánh nhiệt độ sôi của CH3COOH và C3H7OH.
- Cả hai đều có khối lượng phân tử bằng 60. Nhưng CH3COOH có liên kết hiđro bền hơn liên kết hiđro trong C3H7OH. Nên nhiệt độ sôi của CH3COOH cao hơn nhiệt độ sôi của C3H7OH.
Ví dụ 2 :
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và CH3CHO.
- CH3OH có M=32. CH3CHO có M=44.
CH3OH có liên kết hiđro, CH3CHO không có liên kết hiđro, nên CH3OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3CHO.

Nguyên tắc 2:
Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ 1:
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và C2H5OH.
- Cả hai đều có cùng kiểu liên kết hidro, nhưng khối lượng của C2H5OH=46> khối lượng của CH3OH=32. nên C2H5OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3OH.
Ví dụ 2:
So sánh nhiệt độ sôi của C2H6 và C3H8.
- Cả hai đều không có liên kết hiđro, khối lượng của C3H8 lớn hơn khối lượng của C2H6 nên C3H8 có nhiệt độ sôi lớn hơn.

Nguyên tắc 3.
Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans.(giải thích: Đó là do mô men lưỡng cực.Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0, đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mô men lưỡng cực của đồng phân cis.
Ví dụ:
So sánh nhiệt độ sôi của cis but-2-en và trans but-2-en.

Nguyên tắc 4:
Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc phân tử lớn hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn hơn.
Ví dụ:
So sánh hiệt độ sôi của các hợp chất sau:


- Cả hai đều có khối lượng bằng nhau, đều không có liên kết hiđro. B có diện tích tiếp xúc lớn hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn A.

Nguyên tắc 5:
Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên kết ion sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ :
So sánh nhiệt độ sôi của CH3COONa và CH3COOH.
-CH3COONa không có liên kết hiđro nhưng có liên kết ion giữa Na-O; CH3COOH có liên kết hiđro. Nhưng nhiệt độ sôi của CH3COONa cao hơn.

Nguyên tắc 6:
Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro, có khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có tính phân cực hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ:
So sánh nhiệt độ sôi của HCHO và C2H6.
- Hai hợp chất trên đều không có liên kết hiddro và khối lượng bằng nhau, nhưng HCHO có tính phân cực hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn.
 
H

_huong.duong_

Tối qua chẳng hiểu bạn nào gửi tin hỏi nội phân tử gì gì đó. Mình trả lời đúng rồi đó nhưng bạn cần hiểu chi tiết nhé: Đây cho bạn chi tiết..:D

Liên kết hiđro là tương tác tĩnh điện yếu giữa phần tử hiđro mang điện tích dương với phần tử mang điện tích âm (thường là cặp electron tự do của nguyên tố có độ âm điện lớn như (F, O, N, Cl , S..)

Đk có lk H:
Trong hợp chất phải chứa H (đương nhiên :D)
H phải liên kết trực tiếp với nguyên tố có độ âm điện lớn và trên nguyên tố có độ âm điện lớn đó phải có cặp e tự do.
Ví dụ
Cho các hợp chất H2O, NH3 , CH4 , HCHO, CH3COONH4.
Số hợp chất có liên kết hiđro là:
A.1 B.2 C.3 D.4
Hướng dẫn:
CH4 & HCHO không có liên kết hiđro vì H không liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn, còn CH3COONH4 tuy có H liên kết với N nhưng trên N không còn cặp electron tự do nữa,chỉ có H2O, NH3 có liên kết hiđro Chọn B
Kết luận:
-Các axit, rượu, phenol, Aminoaxit, amin bậc một, amin bậc hai, H2O đều có liên kết hiđro.
- Các Hiđrocac bon, andehit, dẫn xuất halogel, ete, este, không tạo được liên kết hiđro.

Phân loại liên kết hiđro (nhắc nội thôi nha)

LK H nội phân tử (cái tên nói lên tất cả :D) Là liên kết hiđro ngay trong phân tử đó

Điều kiện để có nội phân tử là:
Hợp chất phải chứa hai nhóm chức trở lên
Khi tạo thành kiên kết hiđro phải tạo được vòng 5 hoặc 6 cạnh.
 
T

truonganh92

êh tranh thủ cho tui hỏi luôn cái..!!.Đồng phân cis_tran có phải là đồng phân hình học không vậy..!!Chỉ có nối đôi C=C có đồng phân cis-tran thế nối 3 có đồng phân đó kô..!!Àh và theo mình nghĩ đồng phân cis là đồng phân mà nhóm H của 2 gốc C=C nằm cùng 1 bên.còn đồng phân tran là đồng phân 1 nhóm chức và H của C=C nằm cùng 1 bên.!>!...kô bík đúng kô nữa =.=..!<!
 
C

cuphuc13

êh tranh thủ cho tui hỏi luôn cái..!!.Đồng phân cis_tran có phải là đồng phân hình học không vậy..!!Chỉ có nối đôi C=C có đồng phân cis-tran thế nối 3 có đồng phân đó kô..!!Àh và theo mình nghĩ đồng phân cis là đồng phân mà nhóm H của 2 gốc C=C nằm cùng 1 bên.còn đồng phân tran là đồng phân 1 nhóm chức và H của C=C nằm cùng 1 bên.!>!...kô bík đúng kô nữa =.=..!<!

**Sách giáo khoa nói rõ mà bạn , phần đồng phân hình hox của anken ý ............
** Mà Nếu rảnh thì huong_duong post luôn phần này đi..................................... :D
 
K

kevotinh_love_vn

"Điều kiện để có nội phân tử là:
Hợp chất phải chứa hai nhóm chức trở lên
Khi tạo thành kiên kết hiđro phải tạo được vòng 5 hoặc 6 cạnh."

---> Bạn lấy VD hộ mình dược ko? Rồi Lk H ngoại nữa
 
B

bangt.khoaichau10b1

Bạn huongduong co onl Ym thường xuyên không thế? Mình học hơi kém hoá mà không có ai hỏi ^^. Để còn Add vào nhờ chỉ giáo tý

P/s: Cần bạn nào tốt bụng giúp tớ thi ĐH môn Hoá vượt qua điểm 5,6 :). Cám ơn rất nhiều :D
 
H

_huong.duong_

Mọi thắc mắc thì liên hệ số điện thoại mình 01665753242.
Gần thi ĐH mỗi ngày mình dành vài h online in đề và vào diển đàn. Nên không thể đáp xuể. Bạn nào hỏi thì pm tin nhắn ĐT hoặc yahoo. Mình lên mình trả lời cái mà mình biết.


Trả lời:

Hợp chất phải chứa hai nhóm chức trở lên
Khi tạo thành kiên kết hiđro phải tạo được vòng 5 hoặc 6 cạnh

Gốc [TEX]C_6H_5[/TEX] Gắn với COOH và nhóm OH Với đk 2 nhóm này cạnh nhau hay OH nằm ở vị trí Oto so với gốc COOH

Đồng phân cis-tran có phải là đồng phân hình học không vậy?

Chính Xác!

Nếu bạn ôn ĐH thì không cần quan tâm chuyện cấu trúc nó sắp sếp thế nào chỉ cần biết thế nào để có đồng phân cis-tran để tính số ĐP là được.

Điều đơn giản để có đồng phân hình học cis tran là hai bên nối pi C liên kết với 2 thắng khác nhau là ổn. :D hiểu đơn giản là thế!
 
H

_huong.duong_

Tối qua có bạn nhờ mình về một bài điện phân.

Mình đi mưa vì hôm qua học khuya về nên hiện giờ đang ốm song cũng nên nói với bạn ấy vài lời.

Để làm tốt bài toán điện phân phải yêu cầu bạn:

Thuộc dãy kim loại bị và ko bị điện phân.
Các kim loại ko bị điện phân thì H+ là phương trình điện phân thay thế.

Thông thường bài toán điện phân cho lượng khí thoát ra. Bạn tính số mol và so sánh với số mol nếu dung dịch ban đầu VD CuSO4.... bị điện phân hết. Nếu lớn lượng ban đầu bạn nhớ thêm điện phân nước.

Ai có PP cụ thể đưa lên dùm mình. Có lẽ mình phải nghỉ vài buổi vì bị ốm! mong mấy bạn vẫn có thể ôn thi tốt.
 
H

_huong.duong_

I – NHẮC LẠI LÍ THUYẾT

1) Điện phân chất điện li nóng chảy: áp dụng đối với MCln, M(OH)n và Al2O3 (M là kim loại nhóm IA và IIA)

2) Điện phân dung dịch chất điện li trong nước:

- Vai trò của nước: trước hết là dung môi hòa tan các chất điện phân, sau đó có thể tham gia trực tiếp vào quá trình điện phân:
+ Tại catot (cực âm) H2O bị khử: 2H2O + 2e → H2 + 2OH–
+ Tại anot (cực dương) H2O bị oxi hóa: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
- Tại catot (cực âm) xảy ra quá trình khử M+, H+ (axit), H2O theo quy tắc:
+ Các cation nhóm IA, IIA, Al3+ không bị khử (khi đó H2O bị khử)
+ Các ion H+ (axit) và cation kim loại khác bị khử theo thứ tự trong dãy thế điện cực chuẩn (ion có tính oxi hóa mạnh hơn bị khử trước): Mn+ + ne → M
+ Các ion H+ (axit) dễ bị khử hơn các ion H+ (H2O)


+ Ví dụ khi điện phân dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2 và HCl thì thứ tự các ion bị khử là: Fe3+ + 1e → Fe2+ ; Cu2+ + 2e → Cu ; 2H+ + 2e → H2 ; Fe2+ + 2e → Fe
- Tại anot (cực dương) xảy ra quá trình oxi hóa anion gốc axit, OH– (bazơ kiềm), H2O theo quy tắc:
+ Các anion gốc axit có oxi như NO3–, SO42–, PO43–, CO32–, ClO4–…không bị oxi hóa
+ Các trường hợp khác bị oxi hóa theo thứ tự: S2– > I– > Br– > Cl– > RCOO– > OH– > H2O

3) Định luật Faraday
(Coi sách GK nha)


Trong đó:

+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)
+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực
+ n: số electron trao đổi ở điện cực
+ I: cường độ dòng điện (A)
+ t: thời gian điện phân (s)
+ F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-19.6,022.1023 ≈ 96500 C.mol-1)

II – MỘT SỐ CƠ SỞ ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN


- Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám vào
- m (dung dịch sau điện phân) = m (dung dịch trước điện phân) – (m kết tủa + m khí)
- Độ giảm khối lượng của dung dịch: Δm = (m kết tủa + m khí)
- Khi điện phân các dung dịch:
+ Hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,…)
+ Axit có oxi (HNO3, H2SO4, HClO4,…)
+ Muối tạo bởi axit có oxi và bazơ kiềm (KNO3, Na2SO4,…)
→ Thực tế là điện phân H2O để cho H2 (ở catot) và O2 (ở anot)
- Khi điện phân dung dịch với anot là một kim loại không trơ (không phải Pt hay điện cực than chì) thì tại anot chỉ xảy ra quá trình oxi hóa điện cực
- Có thể có các phản ứng phụ xảy ra giữa từng cặp: chất tạo thành ở điện cực, chất tan trong dung dịch, chất dùng làm điện cực. Ví dụ:
+ Điện phân nóng chảy Al2O3 (có Na3AlF6) với anot làm bằng than chì thì điện cực bị ăn mòn dần do chúng cháy trong oxi mới sinh
+ Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn tạo ra nước Gia–ven và có khí H2 thoát ra ở catot
+ Phản ứng giữa axit trong dung dịch với kim loại bám trên catot
- Viết phản ứng (thu hoặc nhường electron) xảy ra ở các điện cực theo đúng thứ tự, không cần viết phương trình điện phân tổng quát
- Viết phương trình điện phân tổng quát (như những phương trình hóa học thông thường) để tính toán khi cần thiết
- Từ công thức Faraday → số mol chất thu được ở điện cực

- Nếu đề bài cho I và t thì trước hết tính số mol electron trao đổi ở từng điện cực (ne) theo công thức: ne (*) (với F = 96500 khi t = giây và F = 26,8 khi t = giờ). Sau đó dựa vào thứ tự điện phân, so sánh tổng số mol electron nhường hoặc nhận với ne để biết mức độ điện phân xảy ra. Ví dụ để dự đoán xem cation kim loại có bị khử hết không hay nước có bị điện phân không và H2O có bị điện phân thì ở điện cực nào…
- Nếu đề bài cho lượng khí thoát ra ở điện cực hoặc sự thay đổi về khối lượng dung dịch, khối lượng điện cực, pH,…thì dựa vào các bán phản ứng để tính số mol electron thu hoặc nhường ở mỗi điện cực rồi thay vào công thức (*) để tính I hoặc t
- Nếu đề bài yêu cầu tính điên lượng cần cho quá trình điện phân thì áp dụng công thức: Q = I.t = ne.F
- Có thể tính thời gian t’ cần điện phân hết một lượng ion mà đề bài đã cho rồi so sánh với thời gian t trong đề bài. Nếu t’ < t thì lượng ion đó đã bị điện phân hết còn nếu t’ > t thì lượng ion đó chưa bị điện phân hết
- Khi điện phân các dung dịch trong các bình điện phân mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện và thời gian điện phân ở mỗi bình là như nhau → sự thu hoặc nhường electron ở các điện cực cùng tên phải như nhau và các chất sinh ra ở các điện cực cùng tên tỉ lệ mol với nhau
- Trong nhiều trường hợp có thể dùng định luật bảo toàn mol electron (số mol electron thu được ở catot = số mol electron nhường ở anot) để giải cho nhanh.


Mình vừa nhặt gộp lại đó!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom