[Hoá 12] Tổng hợp lí thuyết hữu cơ 12

H

harry18

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi học kì I sắp bắt đầu, hãy ôn lại kiến thức trước khi thi ngay từ bây giờ.
Tôi xin tổng hợp lại một số kiến thức lí thuyết sách giáo khoa để cùng ôn.

BÀI I: ESTE

I. Khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí.
Khái niệm: Khi thay nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
Danh Pháp: Tên este = Tên gốc hiđrocacbon R' + tên anion gốc axit( đuôi "at").
Tính chất vật lí: Không có liên kết hiđro giữa các este nên nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol cùng số nguyên tử C.
.........................Thường là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ.
.........................Có mùi thơm dễ chịu( isoamyl axetat có mùi chuối, etyl butirat có mùi dứa, etyl isovalerat có mùi táo...)


II. Tính chất hóa học

1. Phản ứng ở nhóm chức
Phản ứng thủy phân: Este bị thủy phân trong môi trường kiềm, môi trường axit
.........................RCOOR' + HOH ------------> RCOOH + R'OH
.........................RCOOR' + NaOH------------> RCOONa + R'OH
Phản ứng khử: Este bị khử bởi LiAlH4
.........................RCOOR' + 4H -----------------> RCH2OH + R'OH

2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon
Phản ứng cộng vào gốc không no: Các hiđrocacbon không no ở este có phản ứng cộng với H2, Br2, Cl2....( tương tự anken, ankin ...)
Phản ứng Trùng hợp: Một số este đơn giản có liên kết C=C có thể trùng hợp giống anken


III. Ứng dụng, điều chế

1. Điều chế
Este của ancol: Đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ có H2SO4 đặc làm xúc tác.
Este của phenol: Dùng anhiđrit axit tác dụng với phenol

[TEX]C_6H_5OH + (RCO)_2O ----------> RCOOC_6H_5 + RCOOH[/TEX]

2. Ứng dụng
- Dùng làm dung môi cho nhiều chất.
- Poli(metyl acrylat) và Poli(metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ, poli(vinyl axetat) dùng mà chất dẻo, poli(vinyl ancol) dùng làm keo dán....
- Một số este có mùi thơm được dùng trong công nghiệp thực phẩm(kẹo, bánh, nước giải khát...) và mĩ phẩm( xà phòng, nước hoa...)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------​

BÀI 2: LIPIT

I. Khái niệm, phân loại, trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí.

1. Khái niệm và phân loại
Các khái niệm: Lipit là nhứng hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan được trong nước nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ không phân cực như ete, xăng...
........................Chất béo là trieste của glixerol với các monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon(12 - 24), không phân nhánh( axit béo), gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

Khi thủy phân chất béo ta được các axit béo, các axit béo thường gặp là:
- Axit panmitic: [TEX]CH_3[CH_2]_{14}COOH[/TEX], [TEX]t_{nc} = 63^oC[/TEX]

- Axit stearic : [TEX]CH_3[CH_2]_{16}COOH[/TEX], [TEX]t_{nc} = 70^oC[/TEX]

- Axit oleic: [TEX]CH_3[CH_2]_7CH=CH[CH_2]_7COOH[/TEX]

- Axit oleic: [TEX]CH_3[CH_2]_4CH=CHCH_2CH=CH[CH_2]_7COOH[/TEX]

2. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật. Sáp điển hình là sáp ong.
Steroit và photpholipit có trong máu, mỡ, trong não... động vật.

Các triglixerit chứa nhiều gốc ax.béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, có nguồn gốc từ động vật.
Các triglixerit chứa nhiều gốc ax.béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng, có nguồn gốc từ thực vật.
Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, xăng...

II. Tính chất hóa học.

Bị thủy phân trong môi trường kiềm( phản ứng xà phòng hóa, tạo ra glixerol và xà phòng) và môi trường axit( tạo ra glixerol và axit béo). Phản ứng trong môi trường kiềm xảy ra nhanh hơn.

Có các phản ứng cộng H2, Br2,... như anken, ankin ...

Bị oxi hóa chậm bới không khí tạo ra chất có mùi hôi.

III. Vai trò, ứng dụng của chất béo.

1. Vai trò
Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Ở ruột non, bị thủy phân thành các axit béo và glixerol nhờ enzim(lipaza, dịch mật) rồi được hấp thụ vào thành ruột. Ở đó hai chất này lại được kết hợp rồi vận chuyển vào tế bào, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất béo chưa sử dụng được tích vào mô mỡ.... Chất béo còn là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất khác.

2. Ứng dụng trong công nghiệp
Sản xuất xà phòng, chế biến thực phẩm, nhiên liệu.
Sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm , thuốc nổ..
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Bài tập về este

Đây là một số bài tập cho hai phần trên.

Câu 1: Chất vừa phản ứng với CuO vừa phản ứng với NaOH là:
A: Rượu etylic....................................................B: Metyl fomiat
C: Etyl axetat....................................................D: Axit axetic

Câu 2: Cho glixerol td với 3 axit.
Số sản phẩm este tạo thành là:A: 9.........B: 12..........C: 15............D: 18

Câu 3: Phân biệt [TEX]C_2H_5OH,[/TEX]...... [TEX]CH_3CHO,[/TEX]...... [TEX]CH_3COOH,[/TEX]...... [TEX]HCOOH[/TEX] bằng hai thuốc thử.

Câu 4: Một este hữu cơ đơn chức có [TEX]m_C : m_O = 9 : 8[/TEX]. Cho este trên phản ứng với NaOH vừa đủ thu được muối có M = 94,44% [TEX]M_{este}[/TEX]. CTCT đúng là:

A: [TEX]HCOOC_2H_5[/TEX]
B: [TEX]HCOOC_2H_3[/TEX]
C: [TEX]CH_3COOC_2H_3[/TEX]
D: [TEX]CH_3COOCH_3[/TEX]

Câu 5: Để trung hòa lượng axit tự do có trong 14 gam mẫu chất béo cần 15 ml KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là:
A: 5,5.................... B: 4,8 ....................C: 6,0 ....................D: 7,2

Tí post típ ha.
 
Last edited by a moderator:
Q

quoc12t

1) B vì bài mới học nên không xẩy được :D
2)A cái này mình cho là 3x3 không bít lí giải có đúng không còn ĐA thì mình nhớ là đúng
3)dùng quỳ tím nhận biết 2 nhóm
+nhóm 1( LÀM MẤT MÀU QUỲ TÍM) [TEX]CH_3COOH[/TEX] [TEX]HCOOH[/TEX]--->DÙNG [TEX]AgNO_3[/TEX] BIẾT [TEX]HCOOH[/TEX]
+NHÓM 2 ( KHÔNG LÀM MẤT MÀU QUỲ TÍM) [TEX]C_2H_5OH[/TEX], [TEX]CH_3CHO[/TEX]----->DÙNG [TEX]AgNO_3[/TEX] BIẾT [TEX]CH_3CHO[/TEX]

4) MÒ LOẠI ĐƯỢC C,D
GỌI CT ESTE LÀ [TEX]HCOOC_2H_y [/TEX]
CT MUỐI LÀ [TEX]HCOONa[/TEX]
TỪ ĐÓ TA CÓ [TEX]\frac{68}{69+y}=0.9444[/TEX]
=>y=3
=>B ĐÚNG
5) Cần biết chỉ số axit là số mg KOH cần để trung hòa 1g axit đó
theo đề mKOH=84mg trung hòa 14 g axit
>6mg trung hòa 1g axit
>>ĐA C
 
Last edited by a moderator:
W

weareone_08

harry này, amin béo có phải là amin no ko nhỉ < theo tớ thì amin béo là amin có gốc hidrocacbon mạch hở ,ko liên quan đến no hay ko no>
 
H

harry18

harry này, amin béo có phải là amin no ko nhỉ < theo tớ thì amin béo là amin có gốc hidrocacbon mạch hở ,ko liên quan đến no hay ko no>
Uh, lâu nay tớ cũng không để ý cái này. Nhưng theo Harry nghĩ thì Amin béo không chỉ là amin no đâu. Nó có thể có các nối đôi mà. Nếu nó là amin no thì mấy cái amin có nối đôi xếp vào đâu được.
 
H

harry18

Bài tập về este và lipit tiếp này

Câu 6: Trong các công thức sau: [TEX]C_nH_{2n}, C_nH_{2n}O_2, C_nH_{2n-2}O, C_nH_{2n-2}O_2, C_nH_{2n+2}O_2[/TEX]
Có mấy công thức có thể là este. Kết quả là 2

Câu 7: Đốt cháy 3,7 g hh 2 este đồng phân X và Y ta thu được 3,36 lít khí CO2 và 2,7 g H2O. CTCT của X, Y là:

A: [TEX]CH_2=CHCOOCH_3[/TEX] và [TEX]HCOOCH_2CH=CH_2[/TEX]

B: [TEX]CH_3COOCH_3[/TEX] và [TEX]HCOOCH_2CH_3[/TEX]

C: [TEX]CH_2=CHCOOCH_3[/TEX] và [TEX]CH_3COOCH_2CH=CH_2[/TEX]

D: Kết quả khác.

Đáp án B

Câu 8: 12,9 g một este đơn chức mạch hở td hết với 150 ml dd KOH 1M. Sau phản ứng thu được 1 muối và 1 anđehit. Công thức cấu tạo của este là công thức nào dưới đây?

A: [TEX]HCOOCH=CHCH_3[/TEX]

B: [TEX]CH_3COOCH=CH_2[/TEX]

C: [TEX]C_2H_5COOCH=CH_2[/TEX]

D: A và B đúng
Đáp án D đúng
Câu 9: Để phân biệt các este riêng biệt: vinyl axetat, vinyl fomiat, metyl acrylat ta có tiến hành theo trật tự nào sau đây:
A: NaOH, đun nhẹ, dùng Br2, dùng H2SO4 loãng. Câu này đúng
B: NaOH, AgNO3/NH3, Br2
C: AgNO3/NH3, Br2, H2SO4 loãng
D: Tất cả đều sai.

Câu 10: Để phản ứng với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 g KOH. Tính lượng muối thu được. Đáp án A
A: 108,265 g.................B: 100,265 g.................C: 100 g.................D: 120 g

Câu 11: Hãy chọn phương pháp không thể làm sạch vết dầu ăn bám vào quần áo:(đáp án B)
A: Cồn 96 độ..........................................................B: Xăng
C: Xà Phòng...........................................................D: Giấm

Câu 12: Chất nào sau gọi là este Đáp án D

A: [TEX]C_nH_{2n+1}NO_2[/TEX]

B: [TEX]C_3H_7COCl[/TEX]

C: [TEX]CH_3COONa[/TEX]

D: [TEX]C_2H_5OSO_3H[/TEX].

Vậy thôi đã, mọi người làm đi nha
 
C

ctsp_a1k40sp

Câu 6: 3

Câu 7: B.

Câu 8: B.

Câu 9: D.

Câu 10: Chưa làm.

Câu 11: D.

Câu 12: A.

Tôi làm nốt luôn nè
câu 10.A
bài giải:
1 gam lipit t/d với 7mg KOH nên 100 gam lipit tác dụng 0,7 gam KOH=0,0125 mol KOH
n_KOH=0,32
->n_KOH tác dụng với este trong 100gam lipit là 0,3075
ta có m_glyxeril lúc sau thu được =\frac{1}{3}.0,3075.92=9,43(g)
n_H2O lúc sau thu được =n_KOH (t/d axit)=0,0125
theo ĐLBT khối lượng, -> khối lượng muối lúc sau:
[TEX]100+17,92-0,0125.18-9,43=108,265(g)[/TEX]

Câu 6 đáp án là 2 nhé
chú ý este thì nó có ít nhất 1 liên kết pi do đó ko thể có công thức là CnH2n+2O2 được
 
P

peden_a1

Đây là một số bài tập cho hai phần trên.

Câu 1: Chất vừa phản ứng với CuO vừa phản ứng với NaOH là:
A: Rượu etylic....................................................B: Metyl fomiat
C: Etyl axetat....................................................D: Axit axetic

Câu 2: Cho glixerol td với 3 axit.
Số sản phẩm este tạo thành là:A: 9.........B: 12..........C: 15............D: 18

Câu 3: Phân biệt [TEX]C_2H_5OH,[/TEX]...... [TEX]CH_3CHO,[/TEX]...... [TEX]CH_3COOH,[/TEX]...... [TEX]HCOOH[/TEX] bằng hai thuốc thử.

1/ cho phản ứng với bạc nitrat trong dd amoniac => tách thành 2 nhóm : rươu etylic và axit axetic ko phản ứng, còn 2 chất kia cho phản ứng tráng bạc
2/ cho phản ứng với đồng hidroxit => axit axetic cho màu xanh nhạt, axit fomic cho xanh nhạt luôn


Câu 4: Một este hữu cơ đơn chức có [TEX]m_C : m_O = 9 : 8[/TEX]. Cho este trên phản ứng với NaOH vừa đủ thu được muối có M = 94,44% [TEX]M_{este}[/TEX]. CTCT đúng là:

A: [TEX]HCOOC_2H_5[/TEX]
B: [TEX]HCOOC_2H_3[/TEX]
C: [TEX]CH_3COOC_2H_3[/TEX]
D: [TEX]CH_3COOCH_3[/TEX]

Câu 5: Để trung hòa lượng axit tự do có trong 14 gam mẫu chất béo cần 15 ml KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là:
A: 5,5.................... B: 4,8 ....................C: 6,0 ....................D: 7,2

Tí post típ ha.
cái này lười gõ công thức với cách làm quá :D
cho đáp án giải thik lun nha bạn !:)
 
H

harry18

Câu 6: 3

Câu 7: B.

Câu 8: B.

Câu 9: D.

Câu 10: Chưa làm.

Câu 11: D.

Câu 12: A.
Bạn chỉ đúng câu 7. Làm lại xem nha.

các bạn xem lại hộ mình câu 1 là đáp án D chứ

sao lại B được hả quoc12t???
Đúng là D

Chú ý: Mong tất cả các mem khi chọn đáp án thì giải thích cụ thể luôn. Như vậy mọi người sẽ nhanh hiểu hơn. Hãy học tập ctsp_a1k40sp
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

Câu 6: Trong các công thức sau: [TEX]C_nH_{2n}, C_nH_{2n}O_2, C_nH_{2n-2}O, C_nH_{2n-2}O_2, C_nH_{2n+2}O_2[/TEX]
Có mấy công thức có thể là este. Kết quả là 2

Câu 7: Đốt cháy 3,7 g hh 2 este đồng phân X và Y ta thu được 3,36 lít khí CO2 và 2,7 g H2O. CTCT của X, Y là:

A: [TEX]CH_2=CHCOOCH_3[/TEX] và [TEX]HCOOCH_2CH=CH_2[/TEX]

B: [TEX]CH_3COOCH_3[/TEX] và [TEX]HCOOCH_2CH_3[/TEX]

C: [TEX]CH_2=CHCOOCH_3[/TEX] và [TEX]CH_3COOCH_2CH=CH_2[/TEX]

D: Kết quả khác.

Đáp án B

Câu 8: 12,9 g một este đơn chức mạch hở td hết với 150 ml dd KOH 1M. Sau phản ứng thu được 1 muối và 1 anđehit. Công thức cấu tạo của este là công thức nào dưới đây?

A: [TEX]HCOOCH=CHCH_3[/TEX]

B: [TEX]CH_3COOCH=CH_2[/TEX]

C: [TEX]C_2H_5COOCH=CH_2[/TEX]

D: A và B đúng
Đáp án D đúng
Câu 9: Để phân biệt các este riêng biệt: vinyl axetat, vinyl fomiat, metyl acrylat ta có tiến hành theo trật tự nào sau đây:
A: NaOH, đun nhẹ, dùng Br2, dùng H2SO4 loãng. Câu này đúng
B: NaOH, AgNO3/NH3, Br2
C: AgNO3/NH3, Br2, H2SO4 loãng
D: Tất cả đều sai.

Câu 10: Để phản ứng với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 g KOH. Tính lượng muối thu được. Đáp án A
A: 108,265 g.................B: 100,265 g.................C: 100 g.................D: 120 g

Câu 11: Hãy chọn phương pháp không thể làm sạch vết dầu ăn bám vào quần áo:(đáp án B)
A: Cồn 96 độ..........................................................B: Xăng
C: Xà Phòng...........................................................D: Giấm

Câu 12: Chất nào sau gọi là este Đáp án D

A: [TEX]C_nH_{2n+1}NO_2[/TEX]

B: [TEX]C_3H_7COCl[/TEX]

C: [TEX]CH_3COONa[/TEX]

D: [TEX]C_2H_5OSO_3H[/TEX].

Vậy thôi đã, mọi người làm đi nha

Mất cơ bản quá...

Câu 8: D.

Câu 9: A.

Câu 12: D.
 
H

harry18

Một số câu hỏi lí thuyết về este và lipit

Bài tập tiếp:

Câu 13: A, B, C, D, E F đều có cùng công thức là [TEX]C_4H_8O_2[/TEX]
A và B phản ứng được với Na và NaOH
C, D, E, F đều phản ứng được với NaOH; E, F còn có phản ứng tráng gương, E có cấu tạo mạch thẳng.
Xác định các công thức của A, B, C, D, E và F. Viết các phương trình

Câu 14: Cho sơ đồ: [TEX]A \to\limits^{(1)} B \to\limits^{(2)} C \to\limits^{(3)} D \to\limits^{(4)} E[/TEX]

Trong đó E là este của axit cacboxylic no đơn chức và rượu no đơn chức. Tỉ khối giữa E và không khí là 3,03. Xác định A, B, C, D và E. Viết các phương trình phản ứng.

Câu 15: A1 là đồng phân mạch hở của [TEX]C_3H_6O_2[/TEX]. Cho A1 td với NaOH thu được muối A2. Cho A2 td với [TEX]H_2SO_4[/TEX] thu được chất hữu cơ A3. Cho A3 td với [TEX]AgNO_3[/TEX] trong [TEX]NH_3[/TEX] thu được A4. Cho A4 có khả năng td với NaOH và [TEX]H_2SO_4[/TEX] đều có khí thoát ra.
Viết tên A1, A2, A3, A4 và cho biết A4 có phải chất lưỡng tính không.

Giờ bài tập tự luận nên ít thôi. Làm đi nhá.
 
P

peonimusha

Câu 13: A, B, C, D, E F đều có cùng công thức là [TEX]C_4H_8O_2[/TEX]
A và B phản ứng được với Na và NaOH
C, D, E, F đều phản ứng được với NaOH; E, F còn có phản ứng tráng gương, E có cấu tạo mạch thẳng.
Xác định các công thức của A, B, C, D, E và F. Viết các phương trình

A và B dễ thấy là axit > [TEX]CH_3CH_2CH_2COOH[/TEX] và [TEX]CH_3CH(CH_3)COOH[/TEX]
C, D, E, F nhiều khả năng là este. E có tráng gương và mạch thẳng > [TEX]HCOOCH_2CH_2CH_3[/TEX], còn lại thì F là [TEX]HCOOCH(CH_3)CH_3[/TEX]
Vậy thì C và D là 2 este còn lại > [TEX]CH_3COOC_2H_5[/TEX] và [TEX]C_2H_5COOCH_3[/TEX]
 
H

harry18

Bài mới

BÀI III: CACBOHIĐRAT

I. Glucozơ
1.Tính chất
+ Glucozơ là chất kết tinh không màu, nóng chảy ở 146[TEX]^o[/TEX](dạng [TEX]\alpha [/TEX]) và 150[TEX]^o[/TEX](dạng [TEX]\beta [/TEX]), dễ tan trong nước, ngọt (kém đường mía).
+ Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, rễ..., có nhiều trong nho chín, mật ong chiếm 30% glucozơ...

2. Cấu trúc phân tử: Tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở.

Dạng mạch hở là: [TEX]CH_2OH[CHOH]_4CHO[/TEX]

3. Tính chất hoá học.
a. Td với [TEX]Cu(OH)_2[/TEX]

..........[TEX]2C_6H_{12}O_6 + Cu(OH)_2 \longrightarrow (C_6H{11}O_6)_2Cu + 2H_2O[/TEX]

b. Phản ứng tạo este
Glucôzơ tạo este chứa 5 gốc axetat trong phân tử: [TEX]C_6H_7O(OCOCH_3)_5[/TEX].

c. Oxy hoá glucozơ.
Phản ứng tráng bạc:

..........[TEX]CH_2OH[CHOH]_4CHO + 2[Ag(NH_3)_2]OH {----\to}\limits^{t^o} CH_2OH[CHOH]_4COONH_4 + 2Ag + 3NH_3 + H_2O[/TEX]

Glucozơ có thể tạo kết tủa đỏ gạch với [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] thành Cu(I). Làm mất màu Br2.

d. Phản ứng khử glucozơ

..........[TEX]CH_2OH[CHOH]_4CHO + H_2 {----\to}\limits^{Ni, t^o} CH_2OH[CHOH]_4CH_2OH[/TEX]

e. Phản ứgn lên men.

..........[TEX]C_6H_12O_6 {----\to}\limits^{enzim} 2C_2H_5OH + 2CO_2[/TEX].

4. Điều chế, ứng dụng
Điều chế: Thuỷ phân xenlulôzơ hoặc tinh bột.
Ứng dụng: là chất dinh dưỡng, làm thuốc tăng lực...

II. Fructôzơ
Cấu tạo: (mạch thẳng) [TEX]CH_2OH[CHOH]_4COCH_2OH[/TEX]

Tính chất vật lí: Là chất kết tinh, dễ tan trong nước, ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt, chiếm 40% trong mật ong.

Tính chất hoá học: Tương tự glucozơ, td được với Cu(OH)2, tạo este, tạo kết tủa....

III. Saccarozơ
1. Tính chất vật lí.
+ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở [TEX]185^oC[/TEX].
+ Có trong nhiêu loài thực vật. Vd: mía đường, củ cải đường...
+ Đường phèn là đường mía kết tinh ở nhiệt độ thường ở dạng tinh thể lớn.
+ Đường cát là đường mía kết tinh có lấn tạp chất màu vàng.
+ Đường phên là đường mía được ép thành phên, có nhiều tạp chất, màu nâu sẫm.
+ Đường kính là saccarozơ ở dạng tinh thể nhỏ.

2. Tc hoá học
Saccarozơ không có tính khử vì không còn nhóm OH tự do nên chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thuỷ phân của đisaccarit.

Phản ứng thủy phân: [TEX]C_{12}H_{22}O_{11} + H_2O {----\to}\limits^{H^+, t^o} C_6H_{12}O_6 + C_6H_{12}O_6[/TEX]

3. Ứng dụng và sản xuất

Ứng dụng: Dùng làm kẹo, nước giải khát, chế biến thực phẩm....
Sản xuất: Mía [TEX]{----\to}\limits^{Ep}[/TEX] Nước mí [TEX]{----\to}\limits^{voi sua}[/TEX] Dung dịch đường có Ca2+ [TEX]{----\to}\limits^{CO_2}[/TEX] Dung dịch đường(có màu) [TEX]{----\to}\limits^{SO_2}[/TEX] Dung dịch đường không màu [TEX]{-------\to}\limits^{Co dac, ket tinh }[/TEX] đường kính.

IV. Mantozơ
Tính chất tương tự saccarozơ. Có 1 số tính chất khác:
+ Mantozơ có tính khử như glucozơ do còn gốc OH tự do còn Saccarozơ thì không.
+ Thuỷ phân ra 2 phân tử glucôzơ còn Saccarozơ cho ra 1 glu và 1 fru.
 
C

camdorac_likom

Câu 14: Cho sơ đồ: [TEX]A \to\limits^{(1)} B \to\limits^{(2)} C \to\limits^{(3)} D \to\limits^{(4)} E[/TEX]

Trong đó E là este của axit cacboxylic no đơn chức và rượu no đơn chức. Tỉ khối giữa E và không khí là 3,03. Xác định A, B, C, D và E. Viết các phương trình phản ứng.

.

Tính ra thì ptử khối E là 87.87 làm tròn thành 88 (hơi trái lương tâm) trừ đi 44 là gốc COO mà ax và rượu thì no 44=29+15 => C2H5 và CH3
có thể là a. propionic và metanol
hoặc là a.etanoic và etanol

Còn cái dãy chuyển hoá kia thì thế nào nhỉ?? Nhiều hướng quá.........

MỌI NGƯỜI , ĐỐ MỌI NGƯỜI TẠI SAO TRONG GLUCOSE CÓ OH-> CÓ TÍNH CHẤT GIỐNG RƯỢU MÀ LẠI KHÔNG TÁC DỤNG VỚI Na
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Tính ra thì ptử khối E là 87.87 làm tròn thành 88 (hơi trái lương tâm) trừ đi 44 là gốc COO mà ax và rượu thì no 44=29+15 => C2H5 và CH3
có thể là a. propionic và metanol
hoặc là a.etanoic và etanol

Còn cái dãy chuyển hoá kia thì thế nào nhỉ?? Nhiều hướng quá.........
Mình chỉ có 1 hướng như thế này, Bạn xem còn hướng nào nữa cho mình biết với nha:

(1) [TEX]2CH_4 {-----------\to}\limits^{1500^o, lam lanh nhanh} C_2H_2 + 3H_2[/TEX]

(2) [TEX]C_2H_2 + H_2O {--------------\to}\limits^{Hg^+, H^+, 60^o - 80^o} CH_3CHO[/TEX]

(3) [TEX]CH_3CHO + \frac{1}{2}O_2 {-------\to}\limits^{Mn^{2+}} CH_3COOH[/TEX]

(4) [TEX]CH_3COOH + CH_2OH {-------\to}\limits^{H^+} CH_3COOC_2H_5 + H_2O[/TEX]

Trong đó:
A: [TEX]CH_4[/TEX]

B: [TEX]C_2H_2[/TEX]

C: [TEX]CH_3CHO[/TEX]

D: [TEX]CH_3COOH[/TEX]
 
C

camdorac_likom

Mình chỉ có 1 hướng như thế này, Bạn xem còn hướng nào nữa cho mình biết với nha:

(1) [TEX]2CH_4 {-----------\to}\limits^{1500^o, lam lanh nhanh} C_2H_2 + 3H_2[/TEX]

(2) [TEX]C_2H_2 + H_2O {--------------\to}\limits^{Hg^+, H^+, 60^o - 80^o} CH_3CHO[/TEX]

(3) [TEX]CH_3CHO + \frac{1}{2}O_2 {-------\to}\limits^{Mn^{2+}} CH_3COOH[/TEX]

(4) [TEX]CH_3COOH + CH_2OH {-------\to}\limits^{H^+} CH_3COOC_2H_5 + H_2O[/TEX]

Trong đó:
A: [TEX]CH_4[/TEX]

B: [TEX]C_2H_2[/TEX]

C: [TEX]CH_3CHO[/TEX]

D: [TEX]CH_3COOH[/TEX]
Chat D cung co the la ruou.
Khi do phan ung (3) co' the la CH3Cl+ NaOH->CH3OH+NaCl
(2) co' the la` CH4+Cl2-> CH3Cl+HCl
(1) co' the la` C3H8 -> CH4+C2H4
duoc khong??
Chú ý viết bài có dấu bạn nhé.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom