[Hoá 12] PT ion-e

A

anhgacho789

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Cho 10 l hỗn hợp khí X ( dktc) gồm N2 và CO2 đi chậm wa 2 lít dung dịch Ca(OH) 0,02 M thu được 1 gam kết tủa. % theo thể tích của CO2 có trong X là ? DA 2,24% hoặc 15,68%.
Hix hix e thì tính ra 2,24% và 6,72 %. Ko biết tại sao nữa, mong các a chị igúp cho

2) (18/124) 18/124) Cho hh gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Mặt khác, nếu thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng ko đổi thu được x gam chất rắn. Giá trị cũa m và x lần lựot là? Da: 111,84 và 157,44.
Cám ơn các anh chị nhiều nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
 
A

anhgacho789

ảo toàn điện tích, các a chị ơi giúp e vớiii?

1) Có 2 dd mỗi dd đều chứa 2 cation và hai anion ko trùng nhau trong các ion sau : K: 0,15 mol; Mg2+: 0,1 mol, NH4+ : 0,25 mol, H+: 0,2 mol. Cl-: 0,1 mol, SO42-: 0,075 mol, NO3- : 0.25 mol và CO32- : 0,15 mol. Một trong 2 dd trên chứa
A. K+,, Mg2+, SO42- và CL- B. K+, NH4+, CO32- và Cl-
C. NH4+, H+, NO3- và SO42- D. Mg2+, H+, SO42-và Cl-

6) Cho m gam hh Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 loãng dư, Cô cạn cẩn thận dung dĩch thu được sau phản ứng thu được (m+ 62) gam muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng ko đổi thu được chất rắn có khối lượng là? DA: (m + 8) gam
Cám ơn các a chị nhiều nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
U

umbala1996

Câu 1:
TH1: CO2 hết.
n CO2 = n kết tủa = 0,01 mol
\Rightarrow V CO2 = 22,4*0,01 = 0,224l
\Rightarrow V N2 = 9,776 l
\Rightarrow % V CO2 = 2,24% ; %V N2 = 97,76%
TH2: CO2 dư, kết tủa tan một phần.
n Ca(OH)2 = 0,04 mol; n kết tủa = 0,01 mol
\Rightarrow n Ca(HCO3)2 = 0,03 mol
\Rightarrow n CO2 = 0,01 + 0,03*2 = 0,07 mol
\Rightarrow V CO2 = 1,568l
\Rightarrow V N2 = 8,432
\Rightarrow %V CO2 = 15,68% ; %V N2 = 84,32% :)
 
U

umbala1996

Câu 2:
cho hh đó vào HNO3 thu được dd X và hh khí Y gồm NO và NO2
=> S trong 2 chất đó đã trở thành SO4(2-) trong dd
vì HNO3 là chất oxi hóa mạnh nên các chất Cu, Fe và S sẽ có số oxi hóa cao nhất
0,15 mol CuFeS2 ---> 0,15 mol Cu(2+) + 0,15 mol Fe(3+) + 0,3 mol SO4(2-)
0,09 mol Cu2FeS2---> 0,18 mol Cu(2+) + 0,09 mol Fe(3+) + 0,18 mol SO4(2-)
=>sau phản ứng trong dd sẽ có 0,48 mol SO4(2-) ; 0,33 mol Cu(2+) và 0,24 mol Fe(3+)
khi cho BaCl2 dư vào thì sẽ có kết tủa BaSO4
Ba(2+) + SO4(2-) ---> BaSO4
---- ---- ----0,48 mol ---> 0,48 mol
=> khối lượng BaSO4 kết tủa là 111,84 gam
=> m = 111,84 g
nếu cho Ba(OH)2 dư và dd thì kết tủa thu được là BaSO4, Cu(OH)2 và Fe(OH)3
khi nung kết tủa đó thì chất rắn ta thu được gồm BaSO4, CuO và Fe2O3
0,48 mol SO4(2-) ---> 0,48 mol BaSO4
0,33 mol Cu(2+) ---> 0,33 mol CuO
0,24 mol Fe(3+) ---> 0,12 mol Fe2O3
=> x = 157,44 gam :)
 
U

umbala1996

Câu 1 lần 2:
Câu này bạn dùng định luật bảo toàn điện tích để kiểm tra xem dung dịch nào thỏa mãn.
Vậy chỉ có B thỏa mãn. :)
 
U

umbala1996

Câu 6:
m gam X tác dụng với HNO3 thu được (m+62) gam muối
\Rightarrow m NO3- tạo muối = 62 gam
\Rightarrow n NO3- = 1 mol
Muối gồm Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2
\Rightarrow n kim loại = 1/2 n NO3- = 0,5 mol
Nhiệt phân thu được hh oxit kim loại là CuO , MgO, ZnO
\Rightarrow n O = n kim loại= 0,5 mol
\Rightarrow m O = 0,5*16 = 8 gam
\Rightarrow m oxit = (m + 8) gam :)
 
W

whitetigerbaekho

Câu 2
CuFeS2 -17 e ---> Cu2+, Fe3+ , 2 S6+
0,15-----2,55-----0,15---0,15--0,3
Cu2FeS2 -19 e ---> 2 Cu2+, Fe3+ , 2 S6+
0,09------1,71-----0,18----0,09--0,18
Khi thêm BaCl2 dư:
số mol SO42- = 0,48 ===> mBaSO4 = 233*0,48 =
111,84
Khi thêm Ba(OH)2 dư, ngoài mBaSO4 = 111,84 còn
có kết tủa:
2 Fe(OH)3 -----> Fe2O3 0,24-------------0,12
Cu(OH)2 ---> CuO
0,33----------0,33
==> x = 111,84 + 160*0,12 + 80*0,33 = 157,44
 
Top Bottom