[Hoá 12] phan ung oxi hoa khu

T

thandieu2006

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1(CĐA,B/2012): Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong PTHH của p/ư là
A. 3 : 1 B. 1 : 3 C. 5 : 1 D. 1 : 5
Câu 2(CĐA,B/2012): Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Fe2+ B. Ni2+ C. Cu2+ D. Sn2+
Câu 3(CĐA,B/2012): Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 4(ĐHB/2012): Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 5(ĐHB/2012): Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hoà tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. FeCO3 B. Fe3O4 C. FeS D. Fe(OH)2
Câu 6(ĐHB/2012): Cho PTHH (với a, b, c, d là các hệ số):aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3. Tỉ lệ a : c là
A. 2 : 1 B. 3 : 1 C. 4 : 1 D. 3 : 2
Câu 7(ĐHB/2010): Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH. Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa B. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử
C. chỉ thể hiện tình khử D. không thể hiện tính khử và oxi hóa.
Câu 8(ĐHB/2010): Cho dd X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt tác dụng với các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 9(ĐHA/2011): Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 10(ĐHA/2011): Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo; (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S trong điều kiện không có oxi; (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng dư; (4) Cho Fe vào dd Fe2(SO4)3; (5) Cho Fe vào dd H2SO4 loãng dư. Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Không được dùng mực đỏ ngoài ra dùng màu gì cũng được, tốt hơn là cho dễ nhìn, dễ đọc.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

1/ C, vì $3Cl_2 + 6KOH ----> 5KCl + KClO_3 + 3H_2O$

2/ C, vì $Cu^{2+}$ nằm sau các ion còn lại trong dãy điện hoá kim loại

3/ A, vì $ S, FeO, SO_2, Fe^{2+}$ đều có số oxi hoá trung gian

4/ A hay B gì đó mình phân vân không biết HI có tác dụng được với $H_2SO_4$ không nữa vì trong số HX thì HI có tính khử mạnh nhất, nhưng chưa chắc cho phản ứng.:khi (58)::khi (58)::khi (58)::khi (58):

5/ A, vì ngoài $SO_2$, còn có $CO_2$

6/ B, vì $3FeSO_4 + \frac{3}{2}Cl2 → Fe_2(SO_4)_3 + FeCl_3$

7/ B, vì số oxi hoá của cacbon ở nhóm chức CHO là +1 sau tăng lên +3 ở COOK, giảm
xuống -2 ở $-CH_2-$

8/ B, đó là $FeCl_2, FeSO_4, H_2S, HCl $

9/ A, vì $Cl, SO_2, NO_2, Fe^{2+}$ có số oxi hoá trung gian.

10/ B, vì (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S trong điều kiện không có oxi: Lưu huỳnh có tính oxi hoá yếu hơn oxi nên không thể oxi hoá sắt hoá trị 3
(5) Cho Fe vào dd H2SO4 loãng dư, sắt bị oxi hoá bởi $H^+$ có tính oxi hoá bình thường

:khi (2)::khi (2)::khi (2)::khi (2):
 
T

thandieu2006

HI có tác dụng với H2SO4........................................................................................
 
V

vctdaudaihoc

thandieu2006
Có bạn à! với điều kiện là H2SO4 đặc.
HI + H2S04 -> I2 + H2S + H2O.
Chúc các bạn thành công.
 
Top Bottom