[Hóa 12] Ôn tập

C

conan_611411

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trộn 50 gam KOH 11.2% với 150 gam Ba(OH)2 22.8% thu được dung dịch A. Dẫn 7.84 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B. Khối lượng dung dịch B so với khối lượng dung dịch A:
A. giảm 24 gam
B. giảm 29.55 gam
C. giảm 14.15 gam
D. tăng 15.4 gam
p/s: các bạn giải giúp giải thích kĩ giùm mình nhé. Lâu lắm rồi mới ôn lại vô cơ. Cảm ơn
 
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Theo dữ kiện đề bài ta có:
Tổng mol của
[TEX]OH^-[/TEX] = 0,5mol.
Số mol của
[TEX]CO_2[/TEX] = 0,35 mol.
Khi pứ xảy ra
[TEX]CO_2[/TEX] gặp [TEX]H_2O[/TEX] tạo thành [TEX]H_2CO_3[/TEX] và sẽ phân li theo 2 nấc.
[TEX]H_2CO_3------>HCO_3^-+H^+[/TEX]
[TEX]H_2CO_3------>CO_3^{2-}+2H^+[/TEX]
Cation [TEX]H^+[/TEX] được sinh ra để trung hòa Anion [TEX]OH^-[/TEX], lượng Cation kim loại tự do sẽ kết hợp với các Anion gốc Axit tự do tạo nên các muối.
Do
[TEX]nCO_2=nH_2CO_3[/TEX] nên lần phân li đầu tiên tạo 0,35mol [TEX]H^+[/TEX].
Lần thứ 2 tạo ra 0,7mol
[TEX]H^+[/TEX].
Ta thấy rằng lượng
[TEX]OH^-[/TEX] nằm trong khoảng của 2 lần phân li nên nó sẽ tạo ra cả 2 loại muối.
[TEX]nHCO_3-=0,7-0,5=0,2mol[/TEX]
[TEX]nCO_3^{2-}=0,5-0,35=0,15mol[/TEX]
Sau đó ta so sánh giữa [TEX]Ba^{2+}, CO_3^{2-}[/TEX]
[TEX]nBa^{2+}>nCO_3^{2-}[/TEX] =>[TEX]nBaCO_3[/TEX] = 0,15mol =>[TEX]mBaCO_3[/TEX] = 29,55g

Mến Chào Bạn!

 
P

phamthimai146

Theo dữ kiện đề bài ta có:
Tổng mol của
[TEX]OH^-[/TEX] = 0,5mol.
Số mol của
[TEX]CO_2[/TEX] = 0,35 mol.
Khi pứ xảy ra
[TEX]CO_2[/TEX] gặp [TEX]H_2O[/TEX] tạo thành [TEX]H_2CO_3[/TEX] và sẽ phân li theo 2 nấc.
[TEX]H_2CO_3------>HCO_3^-+H^+[/TEX]
[TEX]H_2CO_3------>CO_3^{2-}+2H^+[/TEX]
Cation [TEX]H^+[/TEX] được sinh ra để trung hòa Anion [TEX]OH^-[/TEX], lượng Cation kim loại tự do sẽ kết hợp với các Anion gốc Axit tự do tạo nên các muối.
Do
[TEX]nCO_2=nH_2CO_3[/TEX] nên lần phân li đầu tiên tạo 0,35mol [TEX]H^+[/TEX].
Lần thứ 2 tạo ra 0,7mol
[TEX]H^+[/TEX].
Ta thấy rằng lượng
[TEX]OH^-[/TEX] nằm trong khoảng của 2 lần phân li nên nó sẽ tạo ra cả 2 loại muối.
[TEX]nHCO_3-=0,7-0,5=0,2mol[/TEX]
[TEX]nCO_3^{2-}=0,5-0,35=0,15mol[/TEX]
Sau đó ta so sánh giữa [TEX]Ba^{2+}, CO_3^{2-}[/TEX]
[TEX]nBa^{2+}>nCO_3^{2-}[/TEX] =>[TEX]nBaCO_3[/TEX] = 0,15mol =>[TEX]mBaCO_3[/TEX] = 29,55g

Mến Chào Bạn!




Trộn 50 gam KOH 11.2% với 150 gam Ba(OH)2 22.8% thu được dung dịch A. Dẫn 7.84 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B. Khối lượng dung dịch B so với khối lượng dung dịch A:
A. giảm 24 gam
B. giảm 29.55 gam
C. giảm 14.15 gam
D. tăng 15.4 gam

khối lượng KOH = 50*0,112 = 5,6 gam ==> mol KOH = mol OH- = 0,1
Khối lượng Ba(OH)2 = 150*0,228 = 34,2 ==> mol Ba(OH)2 = 0,2 ==> mol Ba2+ = 0,2 , mol OH- = 0,4
==> Tổng mol OH- = 0,5
mol $CO_3^{2-}$ = mol $OH^-$ - mol $CO_2$ = 0,5 - 0,35 = 0,15 < mol $Ba^{2+}$
==> mol $BaCO_3 = 0,15$ ==> khối lượng $BaCO_3 = 197*0,15 = 29,55$
==>$ m_{CO_2} = 44*0,35 = 15,4 $
===> khối lượng dd giảm = 29,55 - 15,4 = 14,15 ===> câu C
 
C

conan_611411

khối lượng KOH = 50*0,112 = 5,6 gam ==> mol KOH = mol OH- = 0,1
Khối lượng Ba(OH)2 = 150*0,228 = 34,2 ==> mol Ba(OH)2 = 0,2 ==> mol Ba2+ = 0,2 , mol OH- = 0,4
==> Tổng mol OH- = 0,5
mol $CO_3^{2-}$ = mol $OH^-$ - mol $CO_2$ = 0,5 - 0,35 = 0,15 < mol $Ba^{2+}$
==> mol $BaCO_3 = 0,15$ ==> khối lượng $BaCO_3 = 197*0,15 = 29,55$
==>$ m_{CO_2} = 44*0,35 = 15,4 $
===> khối lượng dd giảm = 29,55 - 15,4 = 14,15 ===> câu C
Cảm ơn bạn đã có lòng giải giúp mình. đáp án là 14.15 gam bạn ạ.
p/s: Câu này lấy trong đề thi thử của chuyên am Hà Nội
 
Last edited by a moderator:
C

conan_611411

Theo dữ kiện đề bài ta có:
Tổng mol của
[TEX]OH^-[/TEX] = 0,5mol.
Số mol của
[TEX]CO_2[/TEX] = 0,35 mol.
Khi pứ xảy ra
[TEX]CO_2[/TEX] gặp [TEX]H_2O[/TEX] tạo thành [TEX]H_2CO_3[/TEX] và sẽ phân li theo 2 nấc.
[TEX]H_2CO_3------>HCO_3^-+H^+[/TEX]
[TEX]H_2CO_3------>CO_3^{2-}+2H^+[/TEX]
Cation [TEX]H^+[/TEX] được sinh ra để trung hòa Anion [TEX]OH^-[/TEX], lượng Cation kim loại tự do sẽ kết hợp với các Anion gốc Axit tự do tạo nên các muối.
Do
[TEX]nCO_2=nH_2CO_3[/TEX] nên lần phân li đầu tiên tạo 0,35mol [TEX]H^+[/TEX].
Lần thứ 2 tạo ra 0,7mol
[TEX]H^+[/TEX].
Ta thấy rằng lượng
[TEX]OH^-[/TEX] nằm trong khoảng của 2 lần phân li nên nó sẽ tạo ra cả 2 loại muối.
[TEX]nHCO_3-=0,7-0,5=0,2mol[/TEX]
[TEX]nCO_3^{2-}=0,5-0,35=0,15mol[/TEX]
Sau đó ta so sánh giữa [TEX]Ba^{2+}, CO_3^{2-}[/TEX]
[TEX]nBa^{2+}>nCO_3^{2-}[/TEX] =>[TEX]nBaCO_3[/TEX] = 0,15mol =>[TEX]mBaCO_3[/TEX] = 29,55g

Mến Chào Bạn!


Bạn có thể giải thích cho mình hiểu tại sao m gam giảm không bằng : m gam kết tủa trừ m gam hấp thụ được k?
 
D

dharma.

Mình xin lỗi!

Lúc sáng mình lo tính đến khối lượng kết tủa thôi không đý yêu cầu đề bài. Đúng như bạn nói để tính khối lượng dung dịch giảm phải cộng khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] rồi trừ khối lượng kết tủa mới đúng.

Xin bạn bỏ quá dùm ^^!
 
C

conan_611411

Lúc sáng mình lo tính đến khối lượng kết tủa thôi không đý yêu cầu đề bài. Đúng như bạn nói để tính khối lượng dung dịch giảm phải cộng khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] rồi trừ khối lượng kết tủa mới đúng.

Xin bạn bỏ quá dùm ^^!

mình mới coi lại đáp án. hóa ra là mình coi nhầm. Vâng đáp án là C
 
Top Bottom