[Hóa 12]Độ ngọt của đường

P

pvcongls

Re: Độ ngọt của đường

vic4ever said:
Theo SGK thì độ ngọt như sau :
gluco<sacca<fructo vậy còn manto ở đâu ?

Cái này phải hỏi Chúa :) vì chúa tạo ra mọi vật mà :)
Tui đùa thui, chứ tui cũng không bít nữa.
Ai bít cái này chỉ giùm mọi người với.
 
H

hoanghaily

mantozơ được tạo bởi 2 gốc glucozơ
saccarozơ được tạo bởi 1 gốc glucoơ 1 gốc fructozơ
vậy độ ngọt của mantozơ lớn hơn glucozơ và nhỏ hơn saccarozo
 
S

songlacquan

Bạn hoanghaily đã cho chúng ta cách xác định xem đường nào ngọt hơn rất chính xác và dễ nhớ...
TOPiC này kết thúc ở đây dc chớ các bạn?
 
V

vic4ever

Chưa đâu ông songlacquan. Tui cũng nghĩ vậy đó ! Nhưng sách viết thế này sách viết thế khác ! Ông nào có độ ngọt của từng cái thì post lên tui mới tin!
 
T

thefool

Re: Độ ngọt của đường

Glucozơ là một chất rắn, kết tinh, không màu, có nhiệt độ nóng chảy ở 146°C, hòa tan nhiều trong nước, có vị ngọt, nhưng không ngọt bằng đường mía (saccarozơ, saccarose, sucrose, C12H22O11).Glucozơ có độ ngọt bằng 0,6 lần so với đường mía (cho độ ngọt của đường mía là 1, thì độ ngọt của Glucozơ bằng 0,6). Glucozơ có trong cơ thể người cũng như động vật. Trong máu người có khoảng 0,1% Glucozơ (về khối lượng). Trong mật ong có khoảng 30% Glucozơ.
Fructozơ là một loại monosaccarit (monosaccarid, gluxit đơn giản, đường đơn), đồng phân với glucoz. Fructozơ là chất rắn kết tinh, dễ hòa tan trong nước, có vị ngọt gấp 1,5 đường mía (saccarozơ, saccaroz, sucrose), gấp 2,5 lần glucoz (đường nho). Fructozơ là loại gluxit có vị ngọt nhất. Trong mật ong có chứa khoảng 40% fructozơ, do đó mật ong có vị ngọt gắt.
Mantozơ còn gọi đường mạch nha, là một đisaccarit (disaccarid, disaccharide) đồng phân của saccarozơ (saccaroz). Mantozơ không có sẵn trong tự nhiên, nó được tạo ra khi tinh bột bị thủy phân.Mantozơ có độ ngọt bằng 1/3 so với đường sacccarozơ.
 
N

nguyennhatlinh

tôi thấy sách trắc nghiêm viết thế này
glucozo < fructozo < saccarozo < saccarit
Thế đúng không
 
O

onlyloveone

Fructozo ngọt hơn saccarozo, có lẽ sách sai đấy. Poli saccarit 3 khúc trở lên chưa chắc đã ngọt đâu, như kiểu tinh bột hay xenlulozo chẳng hạn.
Độ ngọt của mantozo nhỏ hơn saccarozo, nhưng còn so sánh giữa glucozo và mantozo thì tớ ko chắc. Nhưng theo vị giác đã từng kiểm nghiệm, tớ thấy mantozo ngọt hơn, vì vậy thứ tự là :
glucozo < mantozo < saccarozo < fructozo
 
Top Bottom