[Hoá 12]- Cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Hoá Học

T

thanhthuytu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cấu trúc đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn HÓA HỌC.
1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học Tự nhiên, ban Khoa học Xã hội và Nhân văn)

Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:

- Cacbohiđrat [2)

- Amin - Amino axit – Protein [3]

- Polime và vật liệu polime [2]

- Đại cương về kim loại [4]

- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm [6)

- Crom, sắt, đồng; Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường [4)

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]

Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Tự nhiên [7 câu]:

- Xeton

- Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại

- Bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì

- Phân tích hoá học

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc phần riêng

Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Xã hội và Nhân văn [7 câu]:

- Ancol – Phenol

- Anđehit – Axit cacboxylic

- Este – Lipit

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc phần riêng

2- Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban

- Rượu - Phenol – Amin [3]

- Anđehit – Axit cacboxylic – Este [4]

- Glixerin - Lipit [1]

- Gluxit [2]

- Aminoaxit và protit [1]

- Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]

- Đại cương về kim loại [4]

- Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]

- Sắt [3]

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]

3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trình bổ túc THPT

- Rượu - Phenol – Amin [3]

- Anđehit – Axit cacboxylic – Este [4]

- Glixerin - Lipit [1]

- Gluxit [2]

- Aminoaxit và protit [1]

- Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]

- Đại cương về kim loại [4]

- Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]

- Sắt [3]

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]

4. Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ:

Phần chung cho tất cả thí sinh [44 câu]:

- Nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; Liên kết hoá học [2]

- Phản ứng oxi hoá-khử; Cân bằng hoá học [2]

- Sự điện li [2]

- Phi kim [2]

- Đại cương về kim loại [2)

- Kim loại phân nhóm chính nhóm I (IA), II (IIA); nhôm, sắt [6]

- Đại cương hoá học hữu cơ; Hiđrocacbon [2]

- Rượu (ancol) – Phenol [3]

- Anđehit – Axit cacboxylic [3]

- Este – Lipit [3]

- Amin – Aminoaxit – Protit (protein) [2]

- Gluxit (cacbohiđrat) [2]

- Hợp chất cao phân tử (polime) và vật liệu polime [1]

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]

- Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]

Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [6 câu]:

- Xeton [1]

- Dãy thế điện cực chuẩn [1]

- Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc [2]

- Phân tích hoá học; Hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường [2]

Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [6 câu]:

- Nhôm, sắt [2]

- Dãy điện hoá của kim loại [1]

- Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon [3]

PV (Nguồn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

xem ra vô cơ có vẻ chiếm ưu thế nhỉ, thi hoá mệt nhất là mấy câu lí thuyết
 
P

pttd

thế này thì có lẽ là phải ôn tất những gì đã học rùi,thi trắc nghiệm cũng có cái hay nhưng cũng có cái dở nhỉ???>"<
Ôn nhiều thế này không biết có "tiêu hoá" được ko nữa
mà đâu chỉ thi mỗi hoá còn toán với lí nữa chứ...hix...thế này chăc là loạn luôn

@zero_flyer: tỉ lệ hoá hữu cơ: vô cơ~50:50
 
Top Bottom