[hoá 12]các bài hoá theo làm theo cách tính toán nhanh

Y

yenngocthu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai có bài hoá nào đề ngắn gọn thôi nha và sử dụng các định luật để giải thì post lên đây cùng thảo luận nha
1,đốt cháy 2,24l hỗn hợp X gồm [tex]CH_4,C_2H_4,C_3H_4[/tex]tạo ra 5,6 l [tex]CO_2[/tex](đktc)
và a (g) [tex]H_2O[/tex]tính [tex]n_{o_2}[/tex]tham gia phản ứng

2, hỗn hợp X gồm [tex] C_2H_4,C_3H_6,C_4H_8,C_xH_{2x}[/tex] Tính [tex] n_{O_2}[/tex] cần dùng để đốt cháy hết 14g X

3,. Trộn 100 ml dung dịch[TEX] h_2SO_4[/TEX] [TEX]0,12M[/TEX] với 300 ml dung dịch [TEX]KOH[/TEX] có [TEX]pH = 13[/TEX]. Thu được 400 ml dung dịch A. Trị số pH của dung dịch A gần với trị số nào nhất dưới đây?
[TEX]A.11,2 [/TEX]

[TEX] B. 12,2 [/TEX]

[TEX]C. 12,8 [/TEX]

[TEX] D. 5,7 [/TEX]
4,. Chất nào có tính khử tốt nhất trong các chất sau đây?
[TEX]A. CuO [/TEX]

[TEX]B. SiO2 [/TEX]

[TEX]C.NO2 [/TEX]

[TEX] D. SO2[/TEX]

5, Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:
[TEX] A. 0,7 mol ______ B. 0,6 mol___C. 0,5 mol ___D.0,4 mol[/TEX]
(Fe = 56; Cu = 64; O = 16)
6,. Cho các chất: Al, Zn, Be, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, CrO, Cr2O3, CrO3, Ba, Na2O, K, MgO, Fe. Chất nào hòa tan được trong dung dịch Xút?
[TEX]A. Al, Zn, Al_2O_3, Zn(OH)_2, BaO, MgO [/TEX]

[TEX] B. K, Na_2O, CrO_3, Be, Ba[/TEX]

[TEX] C. Al, Zn, Al_2O_3, Cr_2O_3, ZnO, Zn(OH)_2 [/TEX]

d)cả 2 đáp án (b), (c)
7,. Ion đicromat Cr2O72-, trong môi trường axit, oxi hóa được muối [TEX]Fe^{2+}[/TEX] tạo muối Fe3+, còn đicromat bị khử tạo muối[TEX] Cr^{3+}[/TEX]. Cho biết 10 ml dung dịch[TEX] FeSO_4[/TEX] phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M, trong môi trường axit [TEX]H_2SO_4[/TEX]. Nồng độ mol/l của dung dịch FeSO4 là:
a) 0,52M b) 0,62M c) 0,72M [TEX] d) 0,82M[/TEX]
8,. Cho 2,24 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,9M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch sau phản ứng có:
a) 7,26 gam Fe(NO3)3 b) 7,2 gam Fe(NO3)2
c) cả (a) và (b) d) Một trị số khác
(Fe = 56; N = 14; O = 16)
9,. Cho từ từ dung dịch HCl 35% vào [TEX]56,76 ml[/TEX] dung dịch[TEX] NH_3[/TEX] 16% (có khối lượng riêng 0,936 gam/ml) ở 20˚C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A về 0˚C thì thu được dung dịch B có nồng độ 22,9% và có m gam muối kết tủa. Trị số của m là:
[TEX]A. 2,515 gam [/TEX]

[TEX]B. 2,927 gam [/TEX]

[TEX] C. 3,014 gam [/TEX]

[TEX] D. 3,428 gam[/TEX]
(N = 14; H = 1; Cl = 35,5)
133. Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch HNO3 0,6M, thu được V lít NO (đktc)
- Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,6M – H2SO4 0,1M, thu được V’ lít NO (đktc).
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân ly hoàn toàn tạo 2H+ và SO42-.
a) V = V’ = 0,672 lít
b) V = 0,672 lít; V’ = 0,896 lít
c) Hai thể tích khí trên bằng nhau, nhưng khác với kết quả câu (a)
d) Tất cả đều không phù hợp
 
Last edited by a moderator:
S

subasi

không ai tham gia vào làm mấy bài nè hả
dễ thế nè để tui làm cho
bai2gọi CTTQ của nó là [tex]C_xH_4[/tex]
[tex]n_x=0,1 mol, n_{co_2}=0,25mol[/tex]
[tex]C_xH_4+(x+1)O_2---------->xCO_2+2H_2O[/tex]
x=0,25 mol
[tex]n_{O_2}=3,5*0,1=0,35mol[/tex]
 
X

xuanhuy2711

Bài 2 này:
Gọi CTPT chung của các chất trên là: CxH2x. Viết lại (CH2)x ta có pt:
(CH2)x + (3x/2) O2 -----> x CO2 + x H2O
nO2 = n(CH2)x . (3x/2) = (14/(14.x)).(3x/2) = 1,5 mol
 
Y

yenngocthu

có 1 bài nè hay phết^^

Cho A có CTPT là [TEX]C_{12}H_{18}[/TEX] biết
-A o làm mát màu dung dịch brom
-A o tá dụng với brom khi có bột Fe
-A tác dụng với brom khi chiếu sáng cho 1 dẫn xuất monobrom duy nhất
Xác định CTCT của A
 
V

vit_tim_lo_64

do chất này co Uo = 4 mà ko có phản ứng với nước brom nên ko có liên kết pi. Mặt khác thì nó không phản ứng với br khi có mặt bột Fe nên nó ko có vòng benzen. Như vậy theo bài thì no chỉ có thể có cấu tạo 4 vòng và có tính đối xứng. do đó cấu tạo của h/c nay như sau :
Ba hàng nguyên tử C liến kết với nhau tạo
thành một hình vuông cạnh ba C một C ở tâm hv . Các nhóm CH3 đính ở 4 đỉnh của hv đó
 
Top Bottom