[hoá 12] bài tập về peptit

T

truongthanhliema

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,
X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 45,6 B. 40,27. C. 39,12. D. 38,68.
2.A là hexapeptit đc tạo thành từ aminoaxit X (gồm 1nhóm -NH2,1nhóm -COOH).trong X tổng khối lượng nito và oxi chiếm 61,33%.thuỷ phân m gam A thu đc 90,9g pentapeptit,147,6g tetrapeptit,37,8g tripeptit,39,6g đipeptit và 45g X.m=?
3.
: Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2 ?
A. 2,25 mol. B. 1,35 mol. C. 0,975 mol. D. 1,25 mol
mọi người giải chi tiết giúp mình nhé!thanks;)
 
Last edited by a moderator:
D

dhbk2013

Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2 ?
A. 2,25 mol. B. 1,35 mol. C. 0,975 mol. D. 1,25 mol

=>Cụ thể như sau:
2 Nhóm + $H_2O$ ---> 2 Aminoaxit + 2HCl ------> muối. (đặt n(peptit) = a (mol) )
Ta có : m(aminoaxit) = m(peptit) + a.18 mà m(muối) = m(aminoaxit) + m(HCl) =>
22,3 = 13,2 + a.18 + 36,5.2a => a = 0,1 (mol) => M(aminoaxit) $= \frac{22,3 – 36,5.0,2}{0,2} = 75$ => $C_2H_5NO_2$
=> Ctpt của Y : $C_12H_{20}N_6O_7 $ (0,1 mol) => $n(CO_2)$ = 1,2 (mol) , $n(H_2O) = 1$ (mol)
pp Bảo toàn O => $n(O_2) = \frac{1,2.2 + 1 – 0,7}{2} => n(O_2) = 1,35$ (mol)
;);)
 
D

dhbk2013

1,X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 45,6B. 40,27.C. 39,12.D. 38,68.

=> Cụ thể như sau : Gọi a là số mol của X => Y : 2a (mol) (vì tỉ lệ X và Y là 1:2)
Theo đề bài ta có : n(Ala) = 5a (mol) = n(NaOH) = 5a (vì tỉ lệ pt 1:1)
n(Glu) = a(mol) => n(NaOH) = 2a (mol) (vì trong Glu có 2 nhóm (-COOH))
n(Gly) = 2a (mol) => n(NaOH) = 2a (mol) (tỉ lệ 1 :1 )
Dùng tăng giảm khối lượng : 5a.(89 + 22) + a.(147 + 2.22) + 2a.(75 + 22) = 56,4 => a=0,06 (mol) => m = 39,12 (g)
;););)
 
Top Bottom