-
Để có thể phân biệt được, điều nhắc đến đầu tiên là SỐ OXI HÓA
Vd: Nitơ (N) có số oxi hóa là -3,1,2,3,4,5
-Xong rồi thì cần tới lý thuyết:
1. Chất oxi hóa: SGK: " chất có khả năng nhận e"
Vd: [TEX]Cu^{2+}+2e \to Cu[/TEX]
2.Chất khử : SGK: " Chất có khả năng nhường e"
Vd: [TEX]N^{3+} \to N^{+5} + 2e[/TEX]
3. Chất oxi hóa-khử : SGK " Vừa có khả năng nhường lại vừa có khả năng nhận"
Vd: [TEX]N^{3+} + 1e \to N^{+2}[/TEX]
-
Để đỡ lằng nhằng nhường vs chả nhận thì tớ học thế này:
1. Nói đến
Chất oxi hóa ta nói về việc
GIẢM số oxi hóa của chất này
Vd: Fe có các số oxi hóa là 0, 2+, 3+. Vậy nếu trong hợp chất ion Fe mang số oxi hóa là 3+ thì nó chỉ có thể giảm số oxi hóa để thành 2+ hoặc 0. Chứ không thể tăng được. Vì làm gì có mà tăng
![Big Grin :D :D]()
2. Tương tự với
chất khử đó là việc
TĂNG số oxi hóa.
Vd: Cũng vẫn là ví dụ về sắt đi. Nếu tham gia phản ứng sắt là đơn chất tức là [TEX]Fe^{0}[/TEX] thì nó chỉ có thể lên số oxi hóa thôi [TEX]Fe^{2+}, Fe^{3+}[/TEX]. Chứ muốn xuống cũng chả còn số oxi hóa mà xuống
3. Tiếp là thằng
OXH-khử thì
vừa lên vừa xuống được. Lấy ví dụ là [TEX]Fe^{2+}[/TEX] tự phân tích nhé
![Stick Out Tongue :p :p]()
- Kết luận : Cứ tìm cái thằng
ion có thể thay đổi số oxi hóa của nó
trong hợp chất. Rồi xem nó có thể tăng hay giảm số oxi hóa hóa hay k là OK
Vd: [TEX]Na_2CO_3[/TEX] thằng này chỉ có ion [TEX]Na^{1+}[/TEX] có khả năng thay đổi số oxi hóa thôi. Nên nhớ [TEX]CO_3^{1-}[/TEX] là 1 nhóm nhé. Đừng tách ra mà phân tích là toi đấy
![Big Grin :D :D]()
. Xong rồi tra bảng tuần hoàn. Natri à. 0,1+. Thế là chỉ có thể xuống được thôi. Xuống là OXI hóa.
P/s: Nói ra dài dòng thế này thôi. Chứ thực mà nhìn. Chắc gì đã tới 2s @.@. Chúc thành công
Tham Khảo Video của thầy Phạm Ngọc Sơn (free nhé) ^.^ http://hocmai.vn/mod/scorm/view.php?id=37275