Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng
Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiêt, O2 tích lũy nhiều (khoảng gấp 10 lần so với CO2). Bắt đầu từ lục lạp qua peroxixom và kết thúc bằng sự thải khí CO2 tại ti thể [tex]\Rightarrow[/tex] Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp
Chi tiết hơn
- Tại lục lạp:
CO2 + RiDP (nồng độ CO2 cao) → 2APG → Quang hợp
O2 + RiDP (nồng độ O2 cao) → 1APG + 1AG → Quang hợp + Hô hấp sáng
- Tại peroxixom:
+ Axit glicolic bị oxi hóa bởi O2 và tạo thành axit glioxilic với sự xúc tác của enzim glicolat - oxidase. Đồng thời cũng tạo thành H2O2 (H2O2 sẽ bị phân huỷ bởi catalase để tạo thành H2O và O2).
+ Axit glioxilic sẽ chuyển thành glyxin thông qua phản ứng chuyển vị amin. Sau đó glyxin sẽ được chuyển vào ti thể.
- Tại ti thể:
+ Glyxin chuyển thành xerin nhờ xúc tác của enzime kép - glycin decacboxylaza và serin hydroxylmetyl transferase.
+ Serin lại biến đổi thành axit glyoxilic để chuyển sang lục lạp.
Bạn tham khảo có gì cứ trao đổi với mình
-Điểm giống nhau
+Đều là quá trình phân giải nguyên liệu nhằm mục đích sản sinh ra năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể
+Nguyên liệu chính của hai loại hô hấp này đều là đường đơn
+Bên cạnh đó, hai quá trình hô hấp hiếu khí và kị khí đều có chung giai đoạn đường phân
+Không những thế, hai loại hô hấp này đều diễn ra ở màng sinh chất (tế bào nhân sơ)
+Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và kị khí đều là ATP
-Điểm khác nhau
Khi đã nắm được khái niệm hô hấp kị khí là gì cũng như sự giống nhau giữa hai quá trình hô hấp, bạn cũng cần ghi nhớ về những điểm khác nhau giữa chúng như sau:
Bạn tham khảo có gì thắc mắc cứ trao đổi với mình
Còn 2 câu còn lại mình không hiểu lắm bạn đang hỏi về vấn đề gì. Bạn có thể ghi lại câu hỏi cụ thể hơn được không