hjx văn nè

  • Thread starter angellovedevilforever
  • Ngày gửi
  • Replies 10
  • Views 1,629

H

hellangel98

van 8

ê,bạn chế câu hỏi ah?
làm j có mấy câu đấy,wa xem bài của tớ kìa:p
 
A

angellovedevilforever

ê,bạn chế câu hỏi ah?
làm j có mấy câu đấy,wa xem bài của tớ kìa:p


thèm vào..............đây là bài tập về nhà của tớ..lát nữa đi học òy mừk bài chưa xong nè

:khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139):
 
H

hellangel98

van 8

Tư tưởng nhân nghĩa của tác phẩm được Nguyễn trãi thể hiện qua phần đầu của bài " Bình Ngô Đại Cáo"
”Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi. “
Nói về đoạn một giống như bốn đoạn khác của bài cáo được viết theo lối biền ngẫu vần đối với nhau, mỗi câu dài ngắn khác nhau để thể hiện được chất hào khí. Ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra
”Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Như vậy việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là yên dân và trừ bạo. Yêu dân chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như vậy dân có yên thì nước mới ổn thật sự phù hợp với hoàn cảnh đất nước mới đánh đuổi giặc Minh. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý lấy dân làm gốc cho đến nay nước ta cũng làm như vậy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là trừ bạo, bạo chính là quân nhà Minh, bọn gian tà bán nước cầu vinh chuyên đi hà hiếp nhân dân. Hai việc này tưởng như khác nhau nhưng lại rất có liên quan vì nếu không yên dân tất cường bạo khó yên nên hai việc này được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc.
Luận đề chính nghĩa của Nguyễn Trãi có sự nhân đạo và cả cho trị nước vốn là hai việc ông luôn muốn làm.Đoạn tiếp theo cũng là nội dung được nhấn mạnh của bài cáo chính là nền độc lập. Nền độc lập Nguyễn Trãi đã khẳng định nền độc lập qua các câu sau:
”Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có. “
Nền độc lập của ta được Nguyễn Trãi liệt kê ra năm yếu tố thứ nhất là nền văn hiến, mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có nền văn hiến riêng của mình từ văn hoá, xã hội, lịch sử tất cả đều khác và có nét riêng của mình như để khẳng định nền văn hiến đã có từ lâu không phải ai cũng có được. Thứ hai chính là cương thổ là núi, sông, đồng ruộng, biển cả đã được chia rõ ràng. Thứ ba là phong tục tập quán cũng như văn hoá nỗi miền Bắc và Nam. Ở đây là nhấn mạnh Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn. Thứ tư là triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền và thứ năm chính là nhân tài, là con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Từ năm yếu tố Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia so với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, thật sự hay hơn về nội dung và đầy đủ, toàn diện hơn về một bản tuyên ngôn độc lập. Phần còn lại là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất.Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một - cũng như là bài cáo - chính là thể văn biền ngẫu được Nguyễn Trãi viết rất tài tình như câu:
”Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương”
Bốn triều đại mạnh nhất của ta với bốn triều đại hùng mạnh của Trung Quốc chứng tỏ ta chẳng hề thua kém gì chúng.
Đoạn trích đặt ở đầu bài cáo thể hiện được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta qua việc khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình.
Đoạn mở đầu là một sự thành công của Nguyễn Trãi là sự mở đầu của một áng văn thiêng cổ như ‘Bình Ngô Đại Cáo” giúp ta khẳng định các nội dung chính của bài cáo. Sự thành công rực rỡ của bài cáo không thể thiếu đoạn mở đầu. Từ đó đem lại sự tự hào cho dân tộc ta từ thời đại của Nguyễn Trãi cho đến tận ngày nay.

đọc xong nhớ thanks nha;)
 
A

angellovedevilforever

Tư tưởng nhân nghĩa của tác phẩm được Nguyễn trãi thể hiện qua phần đầu của bài " Bình Ngô Đại Cáo"
”Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi. “
Nói về đoạn một giống như bốn đoạn khác của bài cáo được viết theo lối biền ngẫu vần đối với nhau, mỗi câu dài ngắn khác nhau để thể hiện được chất hào khí. Ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra
”Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Như vậy việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là yên dân và trừ bạo. Yêu dân chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như vậy dân có yên thì nước mới ổn thật sự phù hợp với hoàn cảnh đất nước mới đánh đuổi giặc Minh. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý lấy dân làm gốc cho đến nay nước ta cũng làm như vậy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là trừ bạo, bạo chính là quân nhà Minh, bọn gian tà bán nước cầu vinh chuyên đi hà hiếp nhân dân. Hai việc này tưởng như khác nhau nhưng lại rất có liên quan vì nếu không yên dân tất cường bạo khó yên nên hai việc này được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc.
Luận đề chính nghĩa của Nguyễn Trãi có sự nhân đạo và cả cho trị nước vốn là hai việc ông luôn muốn làm.Đoạn tiếp theo cũng là nội dung được nhấn mạnh của bài cáo chính là nền độc lập. Nền độc lập Nguyễn Trãi đã khẳng định nền độc lập qua các câu sau:
”Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có. “
Nền độc lập của ta được Nguyễn Trãi liệt kê ra năm yếu tố thứ nhất là nền văn hiến, mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có nền văn hiến riêng của mình từ văn hoá, xã hội, lịch sử tất cả đều khác và có nét riêng của mình như để khẳng định nền văn hiến đã có từ lâu không phải ai cũng có được. Thứ hai chính là cương thổ là núi, sông, đồng ruộng, biển cả đã được chia rõ ràng. Thứ ba là phong tục tập quán cũng như văn hoá nỗi miền Bắc và Nam. Ở đây là nhấn mạnh Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn. Thứ tư là triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền và thứ năm chính là nhân tài, là con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Từ năm yếu tố Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia so với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, thật sự hay hơn về nội dung và đầy đủ, toàn diện hơn về một bản tuyên ngôn độc lập. Phần còn lại là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất.Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một - cũng như là bài cáo - chính là thể văn biền ngẫu được Nguyễn Trãi viết rất tài tình như câu:
”Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương”
Bốn triều đại mạnh nhất của ta với bốn triều đại hùng mạnh của Trung Quốc chứng tỏ ta chẳng hề thua kém gì chúng.
Đoạn trích đặt ở đầu bài cáo thể hiện được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta qua việc khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình.
Đoạn mở đầu là một sự thành công của Nguyễn Trãi là sự mở đầu của một áng văn thiêng cổ như ‘Bình Ngô Đại Cáo” giúp ta khẳng định các nội dung chính của bài cáo. Sự thành công rực rỡ của bài cáo không thể thiếu đoạn mở đầu. Từ đó đem lại sự tự hào cho dân tộc ta từ thời đại của Nguyễn Trãi cho đến tận ngày nay.

đọc xong nhớ thanks nha;)
trời bạn cóp ở dâu zậy:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|
dù sao cũng thanks nhju` nju` nhju`
 
H

hellangel98

van 8

"Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn là tác phẩm quan trọng có ý nghĩa nhiều mặt: sử học, chính trị học, văn học, địa lý học... Từ góc nhìn triết học, "chiếu dời đô" cho thấy tầm nhìn xa, tư duy sâu sắc của Lý Công Uẩn. Vị vua sáng lập triều Lý này đã nối quan hệ giữa đế đô và tiền đồ của triều đại, của đất nước, nhấn mạnh tư tưởng về hành động chính trị phải căn cứ vào xu hướng phát triển của sự việc và chí nguyện của dân.

Kể từ khi Lý Công Uẩn, ông vua có miếu hiệu là Lý Thái Tổ, dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, thời gian đã 990 năm. Trong 990 năm đó, lịch sử đã chứng kiến biết bao thay đổi, tên đất đổi từ Đại La ra Thăng Long (Triều Lý), từ Thăng Long ra Đông Đô (Triều Trần), từ Đông Đô ra Đông Kinh (Triều Lê), từ Đông Kinh ra Hà Nội (Triều Nguyễn), rồi triều đại đã nhiều đổi thay, chế độ đã canh cải, nhưng người dân đất Việt (trừ triều Nguyễn ở trong một hoàn cảnh đặc biệt, chọn Huế làm kinh đô) đều chọn mảnh đất trung tâm của châu thổ sông Hồng này làm quốc đô. Đúng như Lý Công Uẩn trong "Chiếu dời đô" đã nhận định: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ có nơi này là thắng địa".

"Chiếu dời đô" là một tác phẩm quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt. Giới học thuật đã nghiên cứu nó trên các lĩnh vực: sử học, chính trị học, văn học, địa lý học,... nhưng nó có giá trị về mặt triết học mà chúng ta cần xem xét.

Nội dung triết học trong "Chiếu dời đô" không phải là những vấn đề thế giới quan, xã hội quan, nhân sinh quan do tiền nhân để lại, mà là những nhận thức, những lý luận về điều kiện của đất đế đô, cả mối quan hệ giữa đế đô với các vùng lãnh thổ khác của đất nước, về cơ sở tư duy của những quyết định và hành động chính trị, những vấn đề mà lúc đương thời còn chưa nhận thức được rõ ràng.

Đế đô phải đặt ở đâu là điều mà các triều đại trước Lý đã suy nghĩ và xác định. Nhà Ngô đóng đô ở Cổ Loa, nhà Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư. Sử ghi chép rằng, khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đã dụng công chọn đất làm đế đô: "Chọn được chỗ đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất hẹp lại không có lợi về đặt hiểm, nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư (Đại Việt sử ký toàn thư). Tư tưởng chủ yếu của Đinh Tiên Hoàng là chọn nơi hiểm trở làm đế đô và Hoa Lư được ông lựa chọn. Lê Hoàn khi lên làm vua, cũng chấp nhận sự lựa chọn đó và không đặt vấn đề thay đổi.

Hoa Lư là vùng đất bằng phẳng, nhưng chật hẹp và bị bao vây bởi các dãy núi đá vôi dựng đứng, ra vào chỉ có một con đường độc đạo. Hiểm thì hiểm thật, song không có lợi cho việc xây dựng triều đại và phát triển đất nước.

Hai triều Đinh và Tiền Lê ở trong đất hiểm, nhưng luôn trong thế không ổn định. Loạn không phải từ ngoài đánh vào mà là từ trong dòng họ thống trị, từ nội bộ triều đình mà ra. Cảnh vua - tôi, cha - con, anh - em dòng họ thống trị luôn nghi kỵ nhau, giành giật ngôi báu của nhau, ám hại nhau liên tục xảy ra. Đinh Liễn giết em là Hạng Lang lúc Đinh Tiên Hoàng còn sống, rồi Đỗ Thích là bề tôi trong cung giết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn; Lê Đại Hành (Lê Hoàn) vừa mất thì ba con của ông đánh nhau, tranh nhau ngai vàng, rồi Lê Long Đĩnh giết em là Lê Long Việt mới làm vua được ba ngày để tự mình lên ngôi,... Cảnh tượng đó khiến người nào làm vua cũng đều có tâm trạng hoang mang, phải đối phó.

Thực tế trên khiến Lý Công Uẩn phải thay đổi quan điểm về nơi dựng đế đô khi ông mở đầu triều đại nhà Lý. Ông cho rằng quan điểm lựa chọn đế đô của hai triều Đinh và Tiền Lê là có tính chất phòng ngự, cố thủ, thiển cận. Ông đã phê phán: "Hai triều Đinh, Lê vẫn theo ý riêng mình,... cứ đóng yên đô thành ở đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó! Không thể không dời đô". ("Chiếu dời đô"). Và một lập trường khác, một quan niệm khác đã hình thành ở ông.

Không xuất phát từ mục đích phòng ngự mà xuất phát từ sự mong muốn làm sao "để vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh" ("Chiếu dời đô"), Lý Công Uẩn đã hình thành nên các điều kiện của một mảnh đất được chọn làm đế đô. Đó là, nơi có thể mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, nơi trung tâm của đất nước, nơi có thế đất bằng phẳng, cao ráo, không bị thiên tai đe dọa, nơi có sản vật phong phú, nơi có thể tụ hội bốn phương đất nước,... Thành Đại La mà khi chuyển đến ông đặt tên là Thăng Long đã thỏa mãn được các điều kiện trên, vì vậy ông đã lựa chọn.

Nhưng dời đô là vấn đề lớn, nó sẽ gây cho triều đình mới được xây dựng của ông nhiều trở ngại: việc chuyển dời sẽ vất vả, tốn kém, nơi sắp chuyển đến không phải là chỗ hiểm trở, tâm lý lo sợ sự không an toàn xuất hiện. Song trở ngại lớn nhất trong đó là nó trái với thói quen thích yên vị của truyền thống, trái với sự lựa chọn được xem là thích hợp của hai triều đại trước. Khó khăn này có thể là chỗ dựa để cho những người vốn không thần phục có cơ sở để chống đối, thậm chí đi đến kích động tâm lý làm loạn. Ông thuyết phục mọi người bằng cách dẫn ra các tư liệu lịch sử để họ yên lòng: "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh có đến năm lần dời đô, nhà Châu đến vua Thành Thang cũng có ba lần dời đô". Tuy vậy, ông vẫn chưa thể yên tâm.

Tình thế buộc ông phải tìm ra lý luận làm cơ sở cho chủ trương và hành động thực tế. Lý luận đó đã được nêu ra, trong đó có tư tưởng quan trọng là: "Trên kính cẩn mệnh trời, dưới theo ý chí của dân, nếu thấy tiện lợi thì thay đổi ngay" ("Thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải"). Luận điểm này vừa là sự kế thừa tư tưởng của quá khứ, vừa là sự đúc kết lịch sử, thể hiện sự sáng tạo của ông. ở đây cần sự phân tích, lý giải cụ thể.

Viện dẫn đến tư tưởng "mệnh trời" ("thiên mệnh"), nhưng ở đây ông không phải là con người duy tâm thần bí. Trong truyền thống của triết học phương Đông, khái niệm "mệnh trời" có nhiều nghĩa, có nghĩa là mệnh lệnh của ông trời có nhân cách, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là xu hướng vận động tất yếu của sự vật khách quan. "Mệnh trời" trong "Chiếu dời đô" thuộc nghĩa thứ hai. Lý Công Uẩn dùng tư tưởng "Mệnh trời" chỉ có ý là: dời đô là việc tất yếu, có dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La thì mới có điều kiện làm cho triều đại vững bền, đất nước hưng thịnh.

Nêu ra tư tưởng "theo ý chí của dân" thể hiện quan điểm chính trị của ông khác với hai triều Đinh và Tiền Lê. Lý Công Uẩn không những nói tới dân mà còn nói tới "dân chí". Dùng khái niệm "dân chí" là có ẩn ý bên trong. Cùng một loại tư tưởng về dân có các khái niệm: "dân tâm", "dân vọng", "dân chí". "Dân tâm" là lòng dân, nhưng lòng dân có lúc thế này, có lúc thế khác. "Dân vọng" là "sự mong mỏi của dân", thường chỉ tâm trạng mong đợi bề trên biết đến đời sống khổ cực của dân. Còn "Dân chí" là ý chí đã dựa trên cơ sở hiểu biết của dân, có ý nghĩa về mặt nhận thức luận. "Nhân dân chí" là dựa theo ý chí đã có cơ sở nhận thức của người dân. Tính tất yếu vì vậy càng rõ.

"Trên kính cẩn mệnh trời", "dưới theo ý chí của dân", ở trong một câu như là hai vế của một tư tưởng, nhưng thực ra chỉ là một. "Mệnh trời" ở đây cũng là "chí dân". Thiên "Thái Thệ, trung" trong sách "Thượng Thư" từng nói: "Trời trông thấy là ở dân ta trông thấy, trời nghe thấy là ở dân ta nghe thấy" ("Thiên thị tự ngã dân thị, Thiên thính tự ngã dân thính"). Riêng "chí dân" đã là sức mạnh, "chí dân" đó còn phù hợp với xu hướng diễn biến khách quan tức là "mệnh trời" thì sức mạnh đó càng được nhân lên gấp bội. Câu "Trên kính cẩn mệnh trời, dưới theo ý chí của dân, nếu thấy tiện lợi thì thay đổi ngay", có nghĩa là phải dời đô ngay, vì đó là sự tất yếu, là thể theo ý chí của người dân.

Nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa đế đô với tiền đồ của triều đại, của đất nước, nêu lên những yếu tố cần thiết làm tiêu chí cho việc lựa chọn nơi làm đế đô của một nước, nhấn mạnh tư tưởng về hành động chính trị phải căn cứ vào xu hướng phát triển của sự việc và chí nguyện của dân và nêu lên lý lẽ: nếu thấy tiện lợi thì thay đổi ngay,... cho thấy Lý Công Uẩn là người có tầm nhìn xa, có tư duy sâu sắc. Tư duy đó không phải bất cứ một nhân vật lịch sử nào của dân tộc cũng đều cảm nhận được. Tư duy đó không thể không xem là có giá trị về mặt nhận thức luận triết học.

Các sử gia phong kiến Việt Nam tuy còn chê trách ông ở mặt quá tín ngưỡng vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ chức của triều đình ông không phù hợp với quan niệm của họ, nhưng tất cả đều thừa nhận ông là người sáng suốt. Nhà sử học Lê Văn Hưu nói: "Lý Thái Tổ lo tính lâu dài... nên noi theo họ Lý (Đại Việt sử ký toàn thư). Nhà sử học Ngô Sĩ Liên nói: "Lý Thái Tổ biết nghĩ xa hơn Lê Đại Hành". Sự nhận định của họ là có cơ sở khách quan.

"Bài chiếu" ra đời trước lúc diễn ra việc dời đô. Những phân tích và nhận định trong lúc ấy đang còn ở dạng giả thiết, song sự việc diễn ra dưới triều đại ông cũng như dưới các triều đại nhà Lý tiếp theo, cho thấy giả thiết đó từng bước trở thành hiện thực. Sự tiện lợi mọi mặt của đất Thăng Long đã làm cho triều Lý vững vàng về mặt chính trị, hùng mạnh về mặt quân sự, phát triển nhanh về mặt kinh tế, văn hóa, đạt đến mức độ phồn thịnh chưa từng có trong lịch sử trước đó. Nếu xét về mặt mong muốn chủ quan thì triều Lý cũng như các triều Đinh, Tiền Lê đã qua, đều muốn cho dòng họ mình trị vì được lâu dài, nhưng triều Đinh chỉ được hai đời vua và kéo dài 13 năm (968-980), triều Tiền Lê được ba đời vua và kéo dài được 29 năm (981-1009), còn triều Lý thì trải qua chín đời vua (kể cả Lý Chiêu Hoàng) với thời gian 216 năm (1010-1225). Triều Lý trường tồn như vậy có nguyên nhân ở việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Theo đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội ngày càng có vị thế quan trọng trong cả nước và khu vực, nhưng dù Hà Nội có phát triển như thế nào ở nay mai, cũng không thể quên được tiền thân của nó là Thăng Long mà người đặt nền tảng đầu tiên là Lý Công Uẩn.

990 năm, 1.000 năm hay đến các tuổi tròn lớn hơn nữa của Thăng Long - Hà Nội trong tương lai, nếu xét đến ngọn nguồn của đất quốc đô, người ta không thể không nhớ tới tư duy triết học sâu sắc và con mắt nhìn xa trong "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn.

đọc xong nhớ thanks nha;)
 
H

hellangel98

van 8

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) là lời hiệu triệu của toàn quân ra trận, nhưng cũng chất chứa một lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, những trang sử hào hùng đã ghi lại biết bao tấm gương của các anh hùng, những vị lãnh đạo kiệt xuất. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho nền độc lập nước nhà… và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng như thế! Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàng, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, *** hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc.
Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược”do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù
Hịch tướng sĩ sáng ngời hào khí , nó có tác dụng khích lệ, động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Nguyên- Mông. Hịch của vị Tiết chế Quốc công như tiếng kèn xung trận vang dội núi sông. Nó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh của đoàn dũng sĩ Sát Thát lập nên bao chiến công oai hùng như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang,…, Hịch tướng sĩ đã phản chiếu sáng ngời hào khí qua những tấm gương đầy khí phách lẫm liệt.Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đanh thép nhất, hùng biện nhất thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt sáng ngời
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

đọc xong nhớ thanks nha:p
 
Last edited by a moderator:
A

angellovedevilforever

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) là lời hiệu triệu của toàn quân ra trận, nhưng cũng chất chứa một lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, những trang sử hào hùng đã ghi lại biết bao tấm gương của các anh hùng, những vị lãnh đạo kiệt xuất. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho nền độc lập nước nhà… và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng như thế! Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàng, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, *** hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc.
Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược”do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

đọc xong nhớ thanks nha:p



thui thui cóp hả?????????thế thỳ ko cần đâu......ngồi đọc cái này đủ nòi mắt tớ ra òy...cô chỉ cần 1 đoạn văn ngắn thui...........tớ đang nhờ bạn tớ ở zing nhưng nó nói được có vài ý...................tốt nhất là tự làm........................
 
H

hellangel98

van 8

Trần Quốc Tuấn được vua nhà Trần cử giữ chức Tiết chế thống lĩnh lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288) đánh thắng quân xâm lược Nguyên- Mông.

hịch tướng sĩ viết vào năm 1282 và trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu. Đó là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người. Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ là khúc tráng ca anh hùng sáng ngời hào khí

Hịch tướng sĩ là bản anh hùng ca sáng ngời chí khí hào hùng, chí khí anh hùng của Đại Việt trong triều đại nhà Trần. Bài hịch đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Nguyên – Mông , thể hiện lòng căm thù giặc sôi sục, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân trên chiến địa để bảo vệ sơn hà xã tắc.Hào khí Đông-A tỏa sáng trong Hịch tướng sĩ chính là lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng lẫm liệt của tướng sĩ nhà Trần và nhân dân ta trong thế kỉ XIII đã ba lần đánh giặc Nguyên – Mông.

hịch tướng sĩ đã nêu cao gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ, những mẫu người lí tưởng của chế độ phong kiến đã xả thân vì lòng trung quân ái quốc. Đó là Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh… đã bỏ mình vì nước, thoát khỏi thói nữ nhi thường tình trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ.

Hịch tướng sĩ là bản hùng ca của Đại Việt sáng ngời. Nó thể hiện một tầm nhìn chiến lược, thấy rõ tim gan đen tối, dã tâm của quân giặc phương Bắc, tham lam tàn bạo cực độ, của âm mưu biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, coi kinh thành Thăng Long như lãnh địa của chúng. Lòng tham vô đáy, lúc thì chúng thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, lúc thì giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Chúng là cú diều, là dê chó, là hổ đói rất bẩn thỉu, tham lam, độc ác, phải khinh bỉ và căm ghét tận xương tủy, phải tiêu diệt!

Hịch tướng sĩ là tiếng nói căm giận bốc lửa quyết không đội trời chung với luc giặc Nguyên – Mông. Nó là khúc tráng ca chứa chan tinh thần yêu nước, biểu lộ khí phách của anh hùng Trần Quốc Tuấn quyết chiến quyết thắng quân xâm lược, nguyện xả thân trên chiến trường để bảo vệ Tổ quốc Đại Việt:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Có thể nói, đây là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông-A.

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đanh thép nhất, hùng biện nhất thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt sáng ngời hào . Trần Quốc Tuấn đã nói với tướng sĩ đời Trần về nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Mất cảnh giác, chỉ biết hưởng lạc như: lấy việc chọi gà làm vui đùa, …, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển,(…) lo làm giàu mà quên việc nước, ham săn bắn và quên việc binh, chỉ thhichs rượu ngon,mê tiếng hát,… thì bại vong là tất yếu. Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang thì ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào? Bại vong là thảm họa:

Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất, chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tong ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng vị quật lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ không rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.

Thân làm tướng, kẻ nam nhi trong thời loạn phải biết lo khi nhìn chủ nhục, phải biết thẹn khi thấy nước nhục, phải biết tức khi thấy nước nhục, phải biết tức khi phải hầu quân giặc, phải biết căm khi nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ!

Thân làm tướng phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu: huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rũa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Đó là quyrts chiến quyết thắng, là vinh quang.

Hịch tướng sĩ có tác dụng khích lệ, động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Nguyên- Mông. Hịch của vị Tiết chế Quốc công như tiếng kèn xung trận vang dội núi sông. Nó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh của đoàn dũng sĩ Sát Thát lập nên bao chiến công oai hùng như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang,…, Hịch tướng sĩ đã phản chiếu sáng ngời hào khí Đông-A qua những tấm gương đầy khí phách lẫm liệt. Là tiếng nói sắt đá vang lên trong những giờ phút hiểm nghèo: Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã! Là tư thế lẫm liệt hiên ngang của Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Là chí khí anh hùng của Trần Quốc Toản: phá cường địch, báo hoàng ân. Là dũng khí của Phạm Ngũ Lão với đạo quân phụ- tử chi binh trăm trận trăm thắng.

Tóm lại, Hịch tướng sĩ là tác phẩm lớn nhất, tráng lệ nhất,biểu hiện tinh thần yêu nước của văn học đời Trần. Qua bài hịch, ta càng thêm ngưỡng mộ và biết ơn vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Hịch tướng sĩ, còn có tác dụng to lớn, sâu sắc bồi dưỡng lòng yêu nước, khí phách anh hùng, tinh thần tự lập tự cường cho thế hệ trẻ Việt Nam.
đọc xong nhớ thanks nha:p
 
H

hellangel98

thui thui cóp hả?????????thế thỳ ko cần đâu......ngồi đọc cái này đủ nòi mắt tớ ra òy...cô chỉ cần 1 đoạn văn ngắn thui...........tớ đang nhờ bạn tớ ở zing nhưng nó nói được có vài ý...................tốt nhất là tự làm........................
hajzz,thế thì ít ra cũng phải thanks chứ
công tớ ngồi lần cho bạn hết bao nhju tg
đáng ra tớ cũng lên zjng chơi dc rui doa:(
 
Top Bottom