Đúng là trong cả tác phẩm này chỉ có duy nhất câu thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối/Ta say mồi đứng uống anh trăng tan" là xuất hiện hình ảnh trăng thôi. Nhưng đề yêu cầu là hình tượng nên nó sẽ rộng hơn nhiều đó ạ, "ý tại ngôn ngoại", chỉ có thể đọc và cảm nhận.
Em cũng chỉ làm theo cách nghĩ của em thôi. Có gì thiếu sót, mọi người giúp em ạ.
Hình tượng trăng qua bài thơ Nhớ rừng:
- Là hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng.
- Là người bạn thân thiết của hổ.
- Tượng trưng cho thời quá khứ tự do, huy hoàng.
Bạn tham khảo một số ý nha
Hình tượng trăng xuất hiện ở câu thơ:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
- Hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ một thời oanh liệt của con hổ. Nó muốn trở lại cuộc sống tự do, trở lại làm chúa tể được ngắm trăng nơi mình làm chủ.
- Hình ảnh ánh trăng cao vời vợi như ví với con hổ đã từng một thời huy hoàng
- Ánh trăng ở ngoài cũi sắt => thể hiện ước mơ muốn thoát khỏi cũi sắt quay về rừng
- "Ánh trăng tan" => thời huy hoàng của con hổ đã không còn.
- Hai câu này, em nghĩ không hẳn là oanh liệt đâu ạ, em nghĩ " tự do" là từ phù hợp hơn đó ạ.
- Ý thứ 2, em thấy sao sao ý ạ, trăng thì lúc nào chẳng cao?
- Ý thứ 3, trăng ở ngoài là đúng rồi ạ, có vô được đâu nhưng ánh trăng thì có thể chứ ạ? Nhưng xét theo cái này thì nội dung sau dấu suy ra vẫn có vấn đề ạ. Em không hiểu tại sao lại có thể suy ra như vậy?
- Ý thứ 4, "ánh trăng tan": trăng in bóng trên mặt hồ, hổ tới uống, làm mặt nước sóng sánh nên có cảm giác như tan ra. Cả câu này nói về hoài niệm dưới ánh trăng của hổ, tức là nó là sự việc đã xảy ra rồi nên nội dung sau dấu suy ra của chị vô lí ạ.