Cũng lỡ rồi, chị làm luôn chứ không mai là chị quên câu hỏi này của em luôn. Chị sẽ lượt qua phần mở và kết bài nhé. Vì khi em làm đề lý luận văn học như thế này thì chắc chắn em đã rất dễ dàng viết được mở và kết bài rồi đúng không nè?
Vậy vào vấn đề chính nhé. Đối với bài này thì vì không có liên hệ bắt buộc nên chị sẽ tự động liên hệ với những bài thơ chị đã từng đọc qua nha.
1. Ngôn ngữ và hình ảnh về hình tượng người lính - người chiến sĩ cách mạng
- Ngôn ngữ thơ về hình tượng người lính - người chiến sĩ cách mạng:
+ Người lính trong 75 năm chiến đấu chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ ăn sâu vào tâm trí của mỗi một con cháu Lạc Hồng và bồi đắp nên những rung động tinh tế của tâm hồn người nghệ sĩ qua tiếp nhận các tác phẩm văn học mang màu sắc sử thi của giai đoạn gian khổ này
+ Những người lính phần lớn không được đào tạo một cách chính quy, không qua trường lớp và với mọi thành phần xuất thân đều được kêu gọi để bước vào chiến trường như một cách thể hiện tinh thần đoàn kết của cả một dân tộc luôn biết nắm chặt tay nhau để bảo vệ lãnh thổ, phong hóa, đời sống, số phận của chính mình
+ Liên hệ với từ “vũng” trong câu thơ Nguyễn Đình Thi: "Buổi chiều ứa máu / Ngổn ngang những vũng bom" Ở đây dùng “Vũng bom” chứ không phải là “hố bom”. Trong từ “vũng” có nét nghĩa thường trực là “có nước” mà từ “hố” không nhất thiết phải có. Chính nét nghĩa “có nước” này tạo nên sự cộng hưởng giữa từ “vũng” và từ “máu” trong câu đi trước. Sự cộng hưởng đó tạo nên một hình tượng liên tưởng có sức tố cáo mạnh mẽ: những vũng bom đạn Mỹ trút xuống làng quê ta chính là những vũng máu.
+ Hay những vần thơ "Ôi những cánh đồng quê chảy máu / Dây thép gai đâm nát trời chiều". Các từ ngữ “chảy máu”, “đâm nát” bên cạnh các nghĩa đen, nghĩa đầu tiên còn mang nghĩa bổ sung xây dựng hình tượng văn học: phác họa hình tượng Tổ quốc Việt Nam thân thương bị kẻ thù tàn phá, hủy diệt.
- Tượng đài người lính:
+ Những người lính vô danh ấy đã làm nên lịch sử, trở thành những nhân vật chính của lịch sử thời đại cách mạng, bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
+ Những người chiến sĩ ấy xuất hiện một cách giản dị, đời thường và nhạt nhòa trong dòng người nếu không chú ý đến những gì họ đã cống hiến, những gì họ đã trải qua và những phẩm chất anh dũng, bất khuất của họ trong từng trận chiến cam go
+ Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc xuất phát từ niềm say mê lý tưởng, tình yêu cố hữu, chân thành và tự nguyện với đất nước quê hương, được tôi luyện qua thực tiễn chiến đấu và chiến thắng
2. Tính sáng tạo về hình tượng người lính - người chiến sĩ cách mạng:
+ Những chiếc xe không kính là những chiếc xe bị phá hủy bởi bom đạn của chiến tranh - hình ảnh thân quen đối với những người lính cách mạng, nhưng đối với những độc giả thì đó là hình ảnh đầy mới lạ, độc đáo mà ta chưa từng bắt gặp trong các tác phẩm thơ văn nào trước thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Những chiếc xe không kính trong thơ không đơn thuần là những chiếc xe vô tri vô giác mà dường như nó còn là những sinh thể có sự sống, có sự vận động. Những chiếc xe ấy cùng những người lính thực hiện nhiệm vụ, cùng vượt qua những gian khó của hoàn cảnh và kiên cường như chính những người lính thực thụ.
+ Hay trong bài thơ Đồng chí, như thế đứng chờ giấc đến giữa không gian thiên nhiên “rừng hoang sương muối” và lí tưởng cao đẹp “đầu súng trăng treo” cũng làm cho hình tượng người lính càng đẹp và càng thiêng liêng hơn. Bên cạnh đó, sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa hiện thực và chất thơ lãng mạn, bay bổng đã làm cho “đầu súng trăng treo” trở thành một hình ảnh đẹp nhất trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.
=> Trên thực tế, người lính vẫn luôn gặp phải những gian khổ khắc nghiệt, nhưng lòng kiên trì sẽ giúp các anh vững tin chiến đấu và chiến thắng trong mỗi trận chiến, trong mỗi nhiệm vụ. Chính bầu không khí lạc quan, yêu đất nước và niềm tin về tương lai chiến thắng, trong sự sáng tạo về ánh bình minh trong cuộc đấu tranh gian nan đã thôi thúc người nghệ sĩ sáng tạo nên những áng thơ bất hủ theo dòng chảy thời đại. Họ chính là biểu tượng của sự chiến thắng.
3. Tính nhạc và âm điệu về hình tượng người lính - người chiến sĩ cách mạng:
+ Xuyên suốt dòng chảy thi ca trong giai đoạn bảy mươi lăm năm trường kì kháng chiến thì những câu thơ về người lính luôn giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn, hóm hỉnh đong đầy trong từng vần thơ.
+ Tựa như thi phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính có cấu trúc: “không có…”; “ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi” làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu.
+ Tựa như thi phẩm Tây Tiến khi trắc trở, lúc dịu êm; khi chất ngất vút cao, lúc trữ tình tha thiết đã hòa phối cùng cảm hứng hiện thực và lãng mạn về cuộc kháng chiến đã tạo ra một Quang Dũng vừa kế thừa nhạc tính của âm điệu thơ xưa, vừa cách tân làm mới thơ hiện đại.
=> Và chúng ta có thể chắc chắn rằng với tinh thần lạc quan, với nghị lực kiên cường của mỗi một người lính, của mỗi một người quân nhân ấy thì chiến thắng liệu có còn xa vời với chúng ta hay chăng?
4. Tính hiện thực về hình tượng người lính - người chiến sĩ cách mạng:
+ Không có sự tưởng tượng nào bắt nguồn từ hư vô cũng như mọi hư cấu đều xuất phát từ một nền tảng thực tại nhất định. Nền tảng ấy chính là hiện thực bảy mươi lăm năm đấu tranh gian khổ đã được người nghệ sĩ dùng chính lăng kính trái tim để nhìn, để nghe và để cảm về một thời đại anh hùng ấy.
+ “Đêm nay rừng hoang sương muối”. Chỉ với một câu thơ thôi mà nhà thơ đã thu trọn vào tầm mắt mình toàn bộ hiện thực chiến tranh. Chiến tranh tàn khốc, chiến tranh ác nghiệt, khốn nạn và đầy bi thương. Bởi vì có chiến tranh nên những gia đình mới li tán, con không có cha trong cảnh cánh rừng hoang vu bao bọc bởi màn sương muối rét lạnh.
+ Thậm chí, qua chính cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Là đói, là rét, là cảnh túng quẫn, gian khổ, khắc nghiệt mà mỗi người lính phải chịu đựng.
+ Hay bằng những câu từ ví von nhưng rất thực về những chiếc xe bị bom giặc tàn phá, Phạm Tiến Duật đã làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”.
=> Bất kỳ ai khi vượt qua được giới hạn của bản thân thì vị thần chiến thắng sẽ mỉm cười với họ. Và những người lính - những chiến sĩ cách mạng ấy cũng như thế, họ đấu tranh kiên cường vượt qua những nguy khó trong chiến tranh và mở ra một thời kì thắng lợi không xa dành cho Tổ quốc thân yêu
P/s 1: Trong những phần trên thì có phần về tính hiện thực là cần nói rõ một chút. Chị có ghi lý thuyết về tính hiện thực trong ngôn ngữ thơ ở đây. Em có thể xem qua nhé.
https://diendan.hocmai.vn/threads/llvh-tinh-hien-thuc-cua-ngon-ngu-tho.837931/