Văn 12 Hình tượng người lái đò

Trần Thị Thanh Phương

Học sinh
Thành viên
2 Tháng sáu 2017
81
15
26
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi giúp mình đề này với ạ:Tuzki31:MIM4
Trong tùy bút " Người lái đò sông Đà" , nhà văn Nguyễn Tuân có viết:
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá....Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mọi người ơi giúp mình đề này với ạ:Tuzki31:MIM4
Trong tùy bút " Người lái đò sông Đà" , nhà văn Nguyễn Tuân có viết:
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá....Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lái đò trong đoạn trích trên.
Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, yêu cầu đề bài
Thân bài:
1. Giới thiệu chung
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Vị trí và nội dung đoạn trích: nằm ở phần sau của tùy bút "Sông Đà", kể lại tỉ mỉ về hành trình chinh phục thác dữ sông Đà của người lái đò
- Giới thiệu khái quát về nhân vật người lái đò: ông lái đò là hình tượng trung tâm của tùy bút, được khắc họa trên nền hùng vĩ và trữ tình của con sông đà, là người chế ngự con sông một cách trí dũng và tài hoa. Người lái đò là kiểu nhân vật rất riêng của Nguyễn Tuân, con người tài hoa nghệ sĩ cũng điển hình cho đời văn Nguyễn Tuân ở trang sau cách mạng: con người lao động bình thường
2. Phân tích nhân vật ông lái đò
- Tuổi tác, ngoại hình, công việc: Nguyễn Tuân đã khắc hoạ người lái đò bằng nét vẽ mang đậm dấu ấn của vùng sông nước: ngoài 70 tuổi, tay lêu nghêu như cái sào, chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cái cuống lái, cặp mắt tinh anh
- Ông đã hiểu tường tận sông Đà nên không hề lơi lỏng mà tiếp tục nhanh tay nhanh mắt vượt qua trùng vi tiếp theo.
- Trong cuộc vượt thác, Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự khâm phục của mình với ông lái đò ở sự từng trải và giàu kinh nghiệm "ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá....hiểm trở này", "ông đò vẫn nhớ mặt bọn này".
+ Phép điệp "đã nắm chắc binh pháp", "đã thuộc quy luật phục kích" đã nhấn mạnh ông đò là một con người từng trải, thành thạo lái đò, hiểu biết sâu sắc đối tượng, nắm vỡ quy luật biến đổi, tính tình hình phức tạp của sông Đà. Ông là người chủ của sông Đà. Nghệ thuật nhân hóa binh pháp của "thần sông, thần đá", "quy luật phục kích của lũ đá" đã dựng lên một sông Đà xảo quyệt và nham hiểm, ẩn chứa một sự đe dọa đáng gờm. Nhưng người lái đò đã nắm bắt, đã hiểu được đối thủ của mình => Như vậy cuộc vượt thác của ông đò thực chất là một cuộc quyết đấu giữa hai bên kỳ phùng địch thủ
- Ở trùng vi thứ 3, sẵn đà thắng xông lên, ông lái đò vẽ ra những cung đường lái "ra hoa của mình" cứ thế mạnh mẽ vượt qua
- Một loạt câu văn ngắn, động từ mạnh đã diễn tả sự nhanh chóng, linh hoạt của người lái đò. Ấy vậy ta lại không hề thấy sự vất vả, gian khổ mà chỉ thấy đây như một cuộc dạo chơi giữa thác nước bao la
3. Bàn luận, đánh giá
(Về nội dung và nghệ thuật, có thể tham khảo phần ghi nhớ cuối bài)
Kết bài
 
Top Bottom