Ngoài ý kiến của anh tranquang, bạn cũng nên nêu thêm hoàn cảnh sáng tác ở phần mở đầu thân bài như 1 cột mốc đặt vấn đề (có thể thêm lý luận: sự tác đọng của bối cảnh lịch sử tới văn chương, và 1 chút phần văn học sử: cùng năm 1960 trong thời kỳ ấy đã có nhiều tác phẩm ra đời mang ko khí hồ hởi của thời đại XDCNXH cở miền Bắc), từ HCST dẫn tới cảm hứng của nhà thơ, và những cảm hứng ấy đã chuyển hoá thành hình tượng như thế nào trong bài Tiếng hát con tàu? (hình tượng con tàu), rồi ta cắt nghĩa đen, nghĩa bóng.... như anh Phát đã hướng dẫn.
Lưu ý: hình tượng con tàu xuất hiện trực tiếp nhiều nhất ở khổ đầu và đề từ, hãy tập trung phân tích hình tượng con tàu ở những vị trí này, những đoạn thơ sau hình tượng con tàu ẩn đi, vậy ta hãy phân tích các hình tượng khác như anh Phát nói, nhưng phải từ đó làm nổi bật được khát vọng lên đường, trở về với đầu nguồn cảm hứng... ---> từ đó lại phải quay về ý nghĩa hình tượng con tàu. Tất nhiên các hình tượng khác chỉ nên phân tích qua vì tất cả chỉ làm tập trung nổi bật cho hình tượng con tàu.
Nếu bạn muốn nâng cao chất lượng bài viết, hãy so sánh Chế Lan Viên trước và sau CMT8, nhất là thời điểm những năm 60, ông đã "lột xác" như thế nào? Sự lột xác đó biểu hiện qua hình tượng con tàu như thế nào?
-Trước: ông u uất, chán nản, tìm về quá khứ, lạc vào những thế giwois ma quái, lạnh lẽo, đôi khi ghê rợn... (trong bối cảnh chung tăm tối của dân tộc).
-Sau: ông như bừng tỉnh, hoà mình vào ko khí phấn khởi của đất nước, của dân tộc trong thời kì mới, những đối tượng nghệ thuật của ông đã hướng về nhân dân, về đất nước, ông coi đó là cội nguồn cảm xúc của mình, là nơi ngòi bút mình tập trung phục vụ, cống hiến...
=> Điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ "Tiếng hát con tàu", mà hình tượng chủ đạo "con tàu" là 1 hiện thân trên cái bình diện ý nghĩa ấy, nó cũng như 1 tuyên ngôn, 1 đánh dấu, khẳng định của Chế Lan Viên về quan niệm nghệ thuật đã hình thành trong ông trên hành trình đi tìm đối tượng của thơ mình. Nhà thơ ko còn bó hẹp trong cái "tôi" cô đơn, lạc lõng mà hướng tới cái "ta" rộng lớn của cả dân tộc trong luồng sinh khí mới:
"Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia"
=> Có thể nói con tàu tưởng tượng trong bài thơ này chính là sự biểu hiện đầy đủ nhất khát vọng hướng tới cái "ta" của Chế Lan Viên ở thời điểm ấy.
Thực ra, bài này mà có 1 chút kiến thức, biết triển khai, vận dụng thì từ 1 vấn đề tưởng nhỏ như thế này để viết thành bài luận cũng ko phải là ko thể. Chúc bạn làm bài tốt.
