Bài này bạn có thể làm như sau:
Câu 1:
Vì đường thẳng qua A cắt d1 và d2 lần lượt tại M và N nên ta có thể tham số hóa tọa độ điểm M và N thep ptđt d1 và d2 sau đó cho độ dài AM = AN giải hệ phương trình 2 ẩn => tìm được tọa độ điểm M và N => viết được ptđt MN
Câu 2:
Tham số hóa tọa độ điểm A, B, C theo các phương trình đường cao, phân giác, trung tuyến tương ứng => ta có 3 ẩn là a, b, c.
Gọi M là trung điểm của AC => xác định được tọa độ điểm M mà M thuộc phương trình đường trung tuyến từ B => thay tọa độ điểm M và pt đường trung tuyến sẽ tìm được mối quan hệ giữa ẩn a và c (1)
Véc tơ BC sẽ vuông góc với véc tơ chỉ phương của đường cao từ A => ta được 1 phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa ẩn b và c (2)
Vì đường phân giác xuất phát từ C => theo tính chất đường phân giác khoảng cách từ A và B tới đường phân giác sẽ bằng nhau => ta được 1 pt biển diễn mối quan hệ giữa ẩn a và b (3)
Từ (1) (2) (3) ta được hệ phương trình 3 ẩn 3 phương trình giải ra sẽ được tọa độ điểm A, B, C.