Toán Hình học : Đường tròn

fcnoname1230

Học sinh chăm học
Thành viên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn(O) ta vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B,C là các tiếp điểm). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm M. Vẽ MD, ME, MF lần lượt vuông góc với AB, AC, BC.
a) Chứng minh tứ giác MDBF nội tiếp.
b) Chứng minh [tex]MF^{2} = MD.ME[/tex].
c) Gọi I là giao điểm của MB và DF, K là giao điểm của MC và EF. Chứng minh rằng IK//BC
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
a/bạn tự c/m
b/bạn xét tam giác đồng dạng .
c/bạn có thể tham khảo ở đây

bài toán
Từ 1 điểm M ở bên ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến MA và MB(A,B là các tiếp điểm). Trên cung nhỏ AB lấy 1 điểm C. Vẽ CD vuông góc với AB, CE vuông góc với MA, CF vuông góc với MB.Gọi I là giao điểm của AC và DE;K là giao điểm của BC và DF.Chứng mimh rằng
a)Tứ giác AECD;BFCD nội tiếp
b)CD^2=CE.DF
c)Tứ giác ICKD nội tiếp
d)IK//AB

Câu 1. Dễ thấy AECD và BFCD nội tiếp (Bạn tự chứng minh).
Câu 2. Ta sẽ chứng minh tgCED và tgCDF đồng dạng.
Thật vậy:
Vì MA, MB là các tiếp tuyến của (O) nên ^MAB = ^MBA (1)
Mà ^ECD + ^MAB = 180; ^DCF + ^MBA = 180 (các góc đối của tứ giác nội tiếp) nên ^ECD = ^DCF (*)
Có ^EDC = ^CAE (hai góc nội tiếp cùng chắn mộ cung - trong đường tròn ngoại tiếp AECD)
^CAE = ^ABC (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cùng chắn cung - đtròn O)
^ABC = ^DFC (hai góc nội tiếp cùng chắn mộ cung - trong đường tròn ngoại tiếp BFCD)
=> ^ECD = ^DFC (**)
(*) (**) => tgCED và tgCDF đồng dạng.
=> CE/CD = CD/CF => CD^2 = CE.CF.
(CD^2 không thể bằng DE.DF vì trong các tam giác DEC, DCF thì DE, DF là lớn nhất, lớn hơn CE, CF (do các cạnh đó đối diện với góc tù trong tam giác - bạn tự suy nghĩ xem tại sao các góc ECD, FCD là góc tù nhe!) nên DE.DF > CE.CF!)
Câu 3. Trong tam giác vuông DCB có ^ABC + ^DCB = 90 mà ^EDC = ^ABC (cm câu 2)
=> ^EDC + ^DCK = 90
Chứng minh tương tự ta cũng có ^CDK + ^DCI = 90
=> ^EDC + ^DCK + ^CDK + ^DCI = 180 hay ^IDK + ^ICK = 180 => DICK nội tiếp.
Câu 4.Có ^EDC + ^DCK = 90 (cm câu 3)
mà ^DIK = ^DCK (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung - trong đường tròn ngoại tiếp DICK)
=> ^EDC +^ DIK = 90 => ^IHD = 90 (H là giao điểm của IK và CD)
=> IK vuông góc CD => IK // AB (vì AB cũng vuông góc với CD).
 
  • Like
Reactions: fcnoname1230

fcnoname1230

Học sinh chăm học
Thành viên
bài toán
Từ 1 điểm M ở bên ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến MA và MB(A,B là các tiếp điểm). Trên cung nhỏ AB lấy 1 điểm C. Vẽ CD vuông góc với AB, CE vuông góc với MA, CF vuông góc với MB.Gọi I là giao điểm của AC và DE;K là giao điểm của BC và DF.Chứng mimh rằng
a)Tứ giác AECD;BFCD nội tiếp
b)CD^2=CE.DF
c)Tứ giác ICKD nội tiếp
d)IK//AB.
Tại sao bạn không dùng bài toán cũ?
 

thanhbinh221

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
117
92
164
22
Sơn La
c) ta có góc MFE=ECM(tứ giác MFCE nội tiếp đường tròn )
góc DBM=MFD(tứ giác MDBF nội tiếp đường tròn )
=>góc IFM+MFE=MBF+MCF=DFE
mà góc BMC=180-(MBF+MCF)=>góc DFE+BMC=180 độ => tứ giác MÌK nội tiếp đường tròn
=>góc MIK=MFK mà góc MFK=MBF(=MCE)
hai góc lại ở vị trí đồng vị nên IK //BC
ý của mình là như vậy
chúc bạn học tốt:D:D:D
 
Last edited:
  • Like
Reactions: fcnoname1230
Top Bottom