hình ảnh người phụ nữ trong bài Thương vợ

Hiền Thu Hồ

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng tám 2017
28
8
16
23
Bình Phước
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mình hỏi nếu đề bài chỉ hỏi là hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong bài "Thương vợ" thì mik có cần phải phân tích từ ngữ không và mình có cần phải phân tích luôn cả phần tự trách của tác giả không??
 

Hạ Mộcc

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
333
737
109
Vĩnh Phúc
Theo mình thì có đấy chứ ạ, mình phân tích toàn bài để làm nổi bật nên hình ảnh người phụ nữ ấy, phân tích cả phần tự trách của tác giả để hiểu rõ thêm, đều làm luận điểm được ạ.
Ví dụ như bài phân tích này:

Tú Xương có nhiều vần thơ, phú nói về vợ. Bà Tú vốn là “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”. một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng:
“Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ”
Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm - Ngựa xe chẳng lúc nào ngơi”.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời – hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.
Hai câu thơ trong phần đề giớí thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đần trong mọi việc” (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú là một người đàn bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác… không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “Buôn bán ở mom sông”, nơi cái mảnh đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng(!). Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”.
Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình:
Phần thực tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng: đã “lặn lội” lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết đựoc! Hình ảnh “con cò”, “cái cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông…” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ… của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
“Eo sèo” từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai dẳng; gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội”trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn!
“Một duyên hai nợ, âu dành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
“Duyên” là duyên số, duyên phận, “nợ” là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả và khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một … hai… năm… mười…” làm nổi rõ đức hy sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương chịu khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”.. dám quản công”… giọng thơ nhiều xót xa thương cảm.
Tóm lại, sáu câu thơ đầu, bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác hoạ một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm dang, tần tảo, chịu thương, chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện bút pháp điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đối, đảo ngữ, sử dụng sáng tạo thành ngữ và hình ảnh “thân cò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn của văn chương.
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông”, lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trách mình “ăn lương vợ” mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chông, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế!
Ta đã biết, Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Sống giữa một xã hội “dở Tây dở ta” chữ nho mạt vận, lúc mà “ông Nghè, ông Cống cũng nằm co” cho nên nhà thơ tự trách mình đồng thời cũng là trách đời đen bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”.
Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đây buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con mà gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương chính mình vậy: Nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi! Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ thơ bình dị như tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây gần một thế kỷ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ” là bài thơ trữ tình đặc sắc cua Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao tình cảm trân trọng tốt đẹp. Hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.
Tú Xương là nhà thơ trào phúng xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Tên tuổi ông sống mãi với non Côi, sông Vị. Sinh bất phùng thời giữa cái thời dở Tây dở ta, khi mà Hán học đã mạt vận. Tú Xương vẫn giữ được nhân cách kẻ sĩ, vẫn sống “sang trọng” như ai, bởi lẽ nhà thơ có người vợ hiền thảo đảm đang. Tú Xương không bảng vàng bia đá, nhưng ông đã khắc tên tuổi bà Tú vào bia đá bảng vàng:
“Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng,
Bốn con làm lính, bố làm quan.
(…) Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm - giở lại bàn”.
(Quan tại gia)
Tú Xương đã có bài “Văn tế sống vợ”, lại có thêm bài “Thương vợ”, đó là những áng văn thơ vừa tài tình vừa nghĩa tình. Ca dao đã nói người vợ tao khang “tay bưng chén muối đĩa gừng”. Tú Xương có bao giờ quên được công ơn của bà Tú “nuôi đủ năm con với một chồng”.
Á Nam Trần Khải (1894-1983) nhà thơ cùng thời với Tú Xương đã có bài thơ “Viếng bà Tú Xương” viết năm 1931:
“Hơn sáu mươi năm đất Vị Hoàng,
Mẹ hiền, vợ đức đã treo gương.
Nếm chung trời Việt trăm cay đắng,
Vững với non Côi một mối giường

( .....)
Nguồn văn: St
 

Cún111

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2017
244
133
59
Cần Thơ
THCS Bùi hữa nghĩ
-Có bạn ạ...VD
Hình ảnh người phụ nữ VN từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở cho các nhà thơ, nhà văn. Đặc biệt qua các bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương chúng ta sẽ hiễu rõ thêm phần nào về thân phận của người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến.

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"
Với bút pháp tả thực, từ ngữ giản dị đã gợi cho ta thấy được sự cô đơn lanh lẽo trong cái không gian thanh vắng trống trải của đêm khuya. Từ ngữ "hồng nhan" như ám chỉ một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rủ thế nhưng nó lại cứ "trơ" ra. Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn công khai một hiện thực hết sức bẽ bàng, chua xót mà bà đang nếm phải.Và cũng từ đó bà nhận ra được số phận của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến thối nát, với những quan niệm"trai thì nam thê bảy thiếp" đã làm cho người phụ nữ không có được một chỗ đứng trong xã hội, họ lo lắng cho thân phận trôi nổi cuả mình bởi họ không thể quyết định được duyên phận của bản thân họ.
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn"
Bà đã mượn rượu để quên đi tình, quên đi cái số phận hẩm hiu của mình, nhưng say rồi lại tỉnh lại càng buồn tủi hơn, đau khổ hơn.HÌnh ảnh vầng trăng sắp tàn mà lại khuyết chưa tròn như ngự ý một nhân duyên không trọn vẹn mà tuổi xuân thì cứ lạnh lùng trôi qua.
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
Khoảng không gian như được mở rộng hơn qua tầm nhìn của tác giả, những động từ "đâm", "xiên" gợi lên sự mạnh mẽ, bướng bỉnh thể hiện sự kháng cự đầy quyết liệt của bà Hồ Xuân Hương, một nỗi khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm gia đình, được người chồng thương yêu chăm sóc chứ không phải ngồi một mình trong đêm khuyên thanh vắng với sự cô đơn và lạnh lẽo trong nỗi buồn tủi, tâm trạng chán chường trước một mảnh tình không được trọn vẹn mà phải "chia năm sẻ bảy" để rồi cuối cùng chỉ còn một mảnh "tí con con". Mặc dù bà có bản lỉnh có giỏi gian như thế nào cũng không thoát khỏi được nghịch cảnh. Bởi người phụ nữ không hề có được địa vị trong xã hội này.Cái xã hội "trọng nam khinh nữ","nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" đã làm cho người phụ nữ điêu đứng, nhưng cũng từ đó những phẩm chất tốt đẹp của họ được bộc lộ rõ nét hơn..
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"
Hoàn cảnh kiếm sống của bà Tú đã được giới thiệu rất rõ nét, thời gian cứ lặp đi lặp lại đến năm này sang năm khác, bà Tú phải làm việc vất vả, cực nhọc để "nuôi đủ năm con với một chồng" đó không phải là một điều dễ dàng mà ai cũng làm được. Tác giả đã sữ dụng biện pháp tu từ đảo ngữ một cách tinh tế "lặn lội thân cò " đã khắc họa rõ nét chân dung của bà Tú ở những nơi nguy hiểm vắng vẻ mà đáng ra việc đó phải dành cho người chồng, người cha, trụ cột của gia đình thế nhưng bà Tú lại phải gánh lấy không một lời than phiền oán trách.
"Một duyên hai nợ âu đành phận
năm nắng mười mưa dám quản công"
Dù có gian nan, vất vả thế nào thù cũng là duyên phận, bà Tú chấp nhận tất cả, giấu kín lòng mình với bao nỗi xot xa, tủi cực vì chồng vì con. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ trên đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp, tần tảo nuôi con của bà Tú nói riêng và người phụ nữ Vn nói chung.
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"
Tác giả như nói thay lới của vợ mình_bà Tú, để than trách chính bản thân mình, là người chồng không làm được việc gì để chăm lo đến gia đình rồi còn trở thành một gánh nặng đè trên vai người vợ, "hờ hững" không hề quan tâm đến gia đình, vợ con, không biết chia sẽ những nỗi vất vả của vợ, coi người vợ mình như một cổ máy làm việc không biết mệt mỏi. Phải chăng đây cũng chính là một gia đình điển hình trong chế độ phong kiến thời xưa với những thủ tục lạc hậu "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" đã trở thành một sự ràng buột đối với người phụ nữ.

Qua hai tác phẩm trên đã làm cho chúng ta hiểu rõ thêm về thân phận người phụ nữ thời xưa, với những khát vọng, những ước mơ nhỏ bé là có được một gia đình ấm êm, cuộc sống no đủ, có thể làm chủ được số phận của mình.Và ta càng hiễu rõ thêm những phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh vì chồng vì con của người phụ nữ VN
 

Hiền Thu Hồ

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng tám 2017
28
8
16
23
Bình Phước
cô giáo mình có cho đề văn như sau: Hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 150 chữ) về đề tài quê hương trong đó có sử dung thao tác lập luận so sánh và phân tích. Mình vẫn chưa có ý tưởng gì hết, mọi người cho mình ý tưởng với JFBQ00134070103A JFBQ00134070103A
 
  • Like
Reactions: Hạ Mộcc
Top Bottom