Hình ảnh người nông dân Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng 8 qua nhân vật lão Hạc trong truyện cùng tên và nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
Giúp em dàn ý với ạ
@Lê Uyên Nhii ,
@Trần Tuyết Khả ,...
MB: Dẫn dắt vấn đề (em có thể đi từ tác giả, tác phẩm, thời đại....)
TB:
- Hình ảnh người nông dân trước cách mạng
+ Văn bản "Lão Hạc" ra đời vào năm 1943, thời kì nạn đói đàn hoành hành ở nước ta. Hình ảnh lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trước cách mạng tháng tám: nghèo khổ, bế tắc, là thành phần thấp cổ bé họng trong xã hội, số phận bị đưa đẩy cho tới khốn cùng để rồi phải ra đi
+ Lão là một người nông dân đôn hậu, chất phác. Lão có duy nhất mộ đứa con trai nhưng rồi nó cũng vì thất tình mà bỏ đi đồn điền cao su. Kỉ vật duy nhất mà đứa con để lại là cậu Vàng. Lão thương nó lắm, coi nó như người con trong gia đình. Nhưng cuộc sống cũng chẳng được êm đẹp, nạn đói kéo dài, chẳng còn cách nào, lão lại phải bán đi cậu Vàng để dành tiền cho đứa con. Đỉnh điểm của sự thương con, trọng nhân phẩm của lão là cái chết, một cái chết đau đớn- ăn bả chó
+ Vậy đấy, người nông dân trước cách mạng mới khốn khổ làm sao. Họ chưa biết đến cách mạng, chưa biết đến cộng sản, chưa biết vùng lên đấu tranh. Vì thế, cuộc sống cứ trôi đi, con người cứ chết dần chết mòn. Họ sống trong sự bế tắc, tuyệt vọng, hết lần này tới lần khác khó khăn ập đến dồn họ vào chân tường
+ Kết thúc truyện là một kết thúc không có hậu. Cái chết dữ dội, đau đớn của lão Hạc khiến ta suy nghĩ về cuộc đời, đặc biệt là người nông dân. Họ sống lượng thiện, cao đẹp mà phải chết vật vã, đau khổ. Vì thế, cái chết này có giá trị tố cáo sâu sắc một xã hội bất công, phi nhân đạo
- Hình ảnh người nông dân sau cách mạng
+ Sau cách mạng tháng tám, ngòi bút của các nhà văn trở nên tươi sáng hơn, hướng về một cuộc sống tự do, đầy hạnh phúc. Và "Làng" là một trong số đó.
+ Văn bản xoay quanh nhân vật ông Hai. Ở chính nhân vật này, ta đã thấy được sự khác biệt lớn giữa những người nông dân trước và sau cách mạng. Nếu trước cách mạng, cuộc sống buồn tẻ, bế tắc thì ở đây, ta thấy được cái nhộn nhịp của cuộc sống, lý tưởng cách mạng đã in sâu vào tâm trí người dân, họ biết đứng lên, biết đấu tranh đòi lại quyền lợi
+ Trong văn bản, thử thách được đặt ra nhằm chứng minh tình yêu làng, yêu nước mãnh liệt của nhân vật
+ Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu với tin cải chính: làng Chợ Dầu không theo giặc, cùng với đó là sự sung sướng, vui mừng của ông Hai. Ông đã chứng minh được lòng yêu nước của mình, chứng minh được lý tưởng cách mạng đã đem đến nguồn sống mới cho dân tộc
- Điểm chung
+ Cho dù là hai văn bản của hai tác giả khác nhau, hai thời kì khác nhau nhưng nhân vật mà họ xây dựng đều là những người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ
- Điểm khác biệt
+ Lão Hạc: cuộc sống đầy bế tắc, tuyệt vọng tới mức phải tự tử
+ Ông Hai: tuy cuộc sống còn nghèo khổ nhưng ông luôn vui tươi, luôn hướng về Đảng, ông đã được Đảng khai sáng, đi theo con đường đúng đắn
KB: Tóm lược lại nội dung phía trên, cảm nghĩ bản thân