Văn 9 Hình ảnh người lính

nguyenduykhanhxt

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng một 2019
390
145
51
19
Quảng Trị
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình lập dàn ý chi tiết với:
Cảm nhận 2 đoạn thơ sau:
'' Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo. '' (Đồng chí - Chính Hữu)
'' Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng'' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

Ps : Nếu được cho mình xin luôn phần liên hệ bản thân :)
@Trần Tuyết Khả
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Giúp mình lập dàn ý chi tiết với:
Cảm nhận 2 đoạn thơ sau:
'' Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo. '' (Đồng chí - Chính Hữu)
'' Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng'' (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

Ps : Nếu được cho mình xin luôn phần liên hệ bản thân :)
@Trần Tuyết Khả
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hai đoạn trích
TB:
* Hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ
* Đồng chí
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

- Mở đầu khổ thơ, nhà thơ Chính Hữu đã khéo léo sử dụng từ ngữ, hình ảnh chân thực "rừng hoang sương muối" mở ta một không gian, thời gian hoang vu, vắng vẻ, lạnh giá của một đêm đông. Nhưng chính ở cái nơi vô cùng khó khăn, gian khổ "rừng hoang sương muối" ấy thì tình đồng chí của họ lại hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp.
- Trên cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên, những người lính phục kích chờ giặc tới trong tư thế chủ động. Họ sát cánh bên nhau tạo nên một sức mạnh vô cùng như bức tượng đài vững chắc. Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ "anh", "tôi" càng tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính. Động từ "chờ" không chỉ là tư thế chủ động của người lính mà còn là tinh thần trách nhiệm của họ trước giờ bước bào trận đánh
- Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh thì lạnh lẽo, buốt giá nhưng toàn cảnh lại ấm áp tình đồng đội.
- Hình ảnh trong câu thơ cuối "đầu súng trăng treo" là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của toàn bài. Đây vừa là hình ảnh thực, hình ảnh lãng mạn, nó gợi ra sự liên tưởng thú vị. Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát của cuộc sống thang bình. Hai hình ảnh đối lập nhau nhưng lại được đặt cạnh nhau như muốn gợi lên hình ảnh người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ hoà bình cho tổ quốc
- Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng, tất cả hoà quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính
- Không những thế, hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn gợi nên vẻ đẹp tình đồng chí sáng trong ngay giây phút com go, ở bên cạnh nhau, khó khăn, khốc liệt đối với họ không còn là nỗi sợ hãi. Vẻ đẹp ấy còn là vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam- một dân tộc mà bàn tay luôn giữ chắc cây súng để bảo vệ khát vọng hoà bình. Có lẽ vì ý nghĩa cao đẹp ấy mà "đầu súng trăng treo" được lấy làm tên cho cả tập thơ
* Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Xưa nay, tàu xe khi đưa vào thơ ca thường lãng mạn hoá, mĩ lệ hoá nhưng khi đến với thơ Phạm Tiến Duật, ta lại thấy những chiếc xe trần trụi hơn bao giờ hết
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

+ Câu thơ đầu với điệp từ "không" liên tiếp như một lời thông báo xe không kính không phải là do nhà sản xuất tạo ra, vốn dĩ nó cũng có kính. Vậy điều gì đã khiến chiếc xe biến dạng? Câu thơ thứ hai đã lí giải điều đó: xe bị tàn phá bởi bom của kẻ thù, bởi sự khốc liệt của chiến tranh. Câu thơ lí giải thật mộc mạc, gần với lối nói khẩu ngữ, có giọng thản nhiên pha chút thanh minh, phân bua
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

- Phép đảo ngữ đặt từ "ung dung" lên đầu làm nổi bật tư thế vững chãi của người lính lái xe. Tâm thế điềm tinh, tự tin của họ không phải tự nhiên mà có, họ phải trải qua gian lao, thử thách, rèn luyện mới có được
- Đại từ "ta" vang lên một cách ngạo nghễ, nó vừa là cái tôi cá thể vừa là cái chung tập thể. Qua đó, cái tư thế ung dung, hiên ngang và lòng dũng cảm không phải của một người lính mà là của tất cả những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
- Điệp từ "nhìn" cùng nhịp thơ đều đặn 2/2/2 một lần nữa khẳng định tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất khuất của những người lính lái xe. Đặc biệt là cái nhìn thẳng- cái nhìn không hề né tránh, run sợ trước khó khăn, thử thách
* Nhận xét, đánh giá
- Hai đoạn thơ của hai tác giả trong hai thời kì kháng chiến khác nhau nhưng lại có nét tương đồng. Cả hai đoạn thơ, ta đều thấy hình ảnh người lính lạc quan, yêu đời, đặt nhiệm vụ lên trên hết. Không những thế, ta còn thấy ở họ tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, nhiệm vụ có khó khăn, cuộc sống có gian khổ nhưng có đồng đội bên cạnh thì mọi gian lao đều là nhỏ bé
KB: Khái quát về giá trị, vị trí của hai đoạn thơ; ấn tượng của bản thân

Và mình nói thêm, với dạng đề như vậy thì không có liên hệ bản thân đâu.
 
Top Bottom