Văn 9 Hình ảnh người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Nguyễn Danh Đạt

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng bảy 2019
17
6
6
19
Bắc Ninh
THCS Đại Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy phân tích bài thơ "Đồng chí" để làm rõ quan điểm sau: bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Hãy phân tích bài thơ "Đồng chí" để làm rõ quan điểm sau: bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến và trong tác phẩm
Thân bài:
1. Khái quát chung về tác giả, tác phẩm (khác với mở bài nha)
- Chính Hữu: là nhà thơ trưởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến, thơ ông cảm xúc dồn nén, chân thành và hàm súc
- Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, in trong tập "đầu súng trăng treo" (1966)
2. Phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng chí"
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

- Hai câu thơ sóng đôi, đối nhau rất chỉnh mở đầu bài thơ vừa tạo sự đăng đối cho câu thơ vừa thể hiện sự tương đồng về cảnh ngộ
- Tác giả sử dụng hai thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" để giới thiệu về quê hương "anh" và "tôi". Những người lính cùng có xuất thân là nông dân ở những miền quê nghèo khó, lam lũ cùng với nhau hội tụ về đây, người thì ở miền biển, người thì từ miền núi trung du
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

- Là những người xa lạ, không quen biết nhưng họ đến đây vì một mục đích, một nhiệm vụ, một lý tưởng. Họ cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bằng hai hình ảnh sóng đôi cùng với hình ảnh hoán dụ đã khẳng định rõ cơ sở hình thành
- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt
- Câu thơ thứ bảy là một câu đặc biệt chỉ có hai tiếng và một dấu chấm than. Nó như một nút nhấn, một điểm tựa, điểm chốt, như một đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động, lắng đọng về hai tiếng mới mẻ và thiêng liêng đó. Không những thế, nó còn làm bừng sáng cả bài thơ
b. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ giớ lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

- Tình đồng chí là sự cảm thông những tâm tư nỗi niềm của nhau, hiểu bạn như hiểu mình
+ Ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp của người nông dân. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi đánh giặc
+ Ra đi mà biết rằng cả cơ nghiệp của mình hoang trống, biết người thân trống trải nhưng cũng mặc kệ thì đó quả là sự hy sinh lớn lao, là quyết tâm ra đi mà không hề dửng dưng vô tình
- Hình ảnh hoán dụ và phép nhân hóa ở câu thơ thứ ba trong đoạn thơ gợi ra nỗi nhớ hai chiều
- Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui nỗi buồn mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

+ Những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến p cùng chịu bệnh tật, cùng phải trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, họ cùng thiếu cùng rách
+ Sự gắn bó đồng cảm đã giúp các anh vượt qua tất cả sự thiếu thốn đó
+ Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi đối xứng nhau. Đáng chú ý là bao giờ người lính cũng nói về bạn trước khi nói về mình, chữ "anh" bao giờ cũng xuất hiện trước chữ "tôi"
+ Chính tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ động lực để vượt lên buốt giá, mỉm cười đi qua gian lao, lạc quan và yêu đời
c. Biểu tượng cao đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

- Hai câu thơ đầu sử dụng từ ngữ hình ảnh chân thực "rừng hoang sương muối" mở ra một không gian và thời gian hoang vu, vắng vẻ, lạnh giá của Đêm Đông
- Chính ở cái nơi vô cùng khó khăn gian khổ "rừng hoang sương muối" ấy thì tình đồng chí của họ lại hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp
- Trên cảnh nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên những người lính phục kích chờ giặc tới trong tư thế chủ động. Họ sát cánh bên nhau tạo nên một sức mạnh vô cùng như một bức tượng đài vững chắc trước kẻ thù. Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ nhân xưng "anh- tôi" càng tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính. Động từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động của người lính trong đêm phục kích. Đó cũng là tinh thần trách nhiệm của những người lính trước giờ phút bước vào trận đánh
- Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh thì lạnh lẽo buốt giá nhưng toàn cảnh lại ấm áp tình đồng đội
- Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh độc đáo bất ngờ là điểm nhấn của toàn bài.
- Đây là hình ảnh thực vừa là hình ảnh lãng mạn. Nó gợi ra sự liên tưởng thú vị của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình, người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc
- Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng, tất cả hòa quyện bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính
3. Bàn luận, đánh giá
Kết bài: Tổng hợp đặc sắc nội dung và nghệ thuật
 
Top Bottom