hình ảnh con người lao động thầm lặng

R

rua.khoc

Lặng lẽ Sapa” – ngân vang trg lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lãng lẽ nhưng đáng yêu . Họ sống cống hiến cho nhân dân, cho dân tộc và đã dệt lên bài ca về tình yêu Tổ Quốc, tình yêu đất nước. Họ như những ngôi sao toả sáng trên bầu trời đêm, nhưng sáng bằng những đóng góp thầm lặng của họ. Phải chăng nhà văn muốn nhắn gửi đến cho mỗi chúng ta. Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng như người thanh niên nơi Sapa lặng lẽ ấy, họ khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng và đáng tin yêu.
nguồn: g
 
T

thongoc_97977

-Vẻ đẹp của Sa Pa, vẻ đẹp lặng lẽ, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quạnh hưu.
- Khắc hoạ vẻ đẹp của những con người lao động lặng thầm. Những công việc, thành quả mà học đạt được cũng hết sức bình dị, họ làm việc say mê không hề nghĩ đến nghỉ ngơi và cũng không cần ai biết đến mình. Họ là những con người rất đỗi khiêm tốn, những anh hùng vô danh.
]=>Nhan đề giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những con người nơi Sa Pa lặng lẽ. « Lặng lẽ » được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị của họ. Và phải chăng đó cũng là nhịp sống bình yên, êm ả của vùng đất xa xôi và thơ mộng này..!
 
N

nguvan.thcs

Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" Nguyễn Thành Long không chỉ nhắc đến một con người lao động thầm lặng là anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn mà còn dựng lên một tập thể những con người đang hằng ngày lao động miệt mài để xây dựng mảnh đất quê hương giàu đẹp. Sự cống hiến của họ bền bỉ mà thầm lặng.

Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn 2600m không bao giờ xao nhãng công việc của mình bất kể thời tiết có khắc nghiệt đến chừng nào. Đến đúng giờ ốp, anh vẫn báo cáo chi tiết và chính xác về lượng gió, lượng mây, lượng mưa,...Công việc gian khổ lại phải sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng anh thanh niên hiểu được ý nghĩa công việc của mình đang làm, biết tạo niềm vui sống cho mình. Anh thanh niên hiện lên như một vẻ đẹp trong sáng đầy say mê với công việc, với cuộc đời nhưng khi nói về mình, khi ông họa sĩ già định vẽ anh, anh lại từ chối vì nghĩ mình chưa thật xứng đáng. Sự khiêm tốn khiến anh thanh niên đẹp hơn, cao cả hơn.

Qua lời giới thiệu của anh thanh niên, ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ biết thêm ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa và đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan anh thanh niên. Ông kĩ sư vườn rau ngày này sang ngày khác ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Còn đồng chí nghiên cứu sét luôn trong tư thế chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ....

Họ sống thầm lặng trong cái lặng im của Sa Pa nhưng cuộc đời họ, trái tim họ tràn nhiệt huyết, say mê.

Bên cạnh những con người ấy, còn phải kể đến bác lái xe vui tính; ông họa sĩ già luôn trăn trở về ngòi bút nghệ thuật của mình, cô kĩ sư trẻ biết từ bỏ cuộc đời nhỏ của riêng mình để bước đi trên con đường rộng hơn,....

Tất cả họ là thứ vàng mười của đất trời Tây Bắc! Một tập thể những con người thầm lặng hi sinh, bền bỉ cống hiến và luôn tin tưởng vào lòng người, tình người.
 
Top Bottom