cho hình thang ABCD có đáy nhỏ BC. I là trung điểm của CD. Từ I kẻ Ix song song AB. kẻ AH và BE vuông góc Ix ( H và E thuộc Ix). c/m: diện tích tứ giác ABEH = diện tích hình thang ABCD.
$Ix \cap BC = \left\{F\right\}$
$Ix \cap AD = \left\{K\right\}$
Ta có: $\Delta CIF = \Delta DIK (g.c.g)$
$=> S_{CIF}=S_{DIK}$
Mà $S_{ABCD}=S_{ABCIK}+S_{KID}$ (gt)
và $S_{ABFK}=S_{ABCIK}+S_{CIF}$ (gt)
$=> S_{ABCD}=S_{ABFK}$
Mà $S_{ABFK}=S_{ABEH}$ (cùng cạnh đáy AB và chiều cao BE)
$=> S_{ABCD}=S_{ABFK}$
Thêm bài này nữa nhé!
Cho hình thang ABCD có đáy lớn CD. Qua A vẽ đường thẳng AK song song BC. Qua I vẽ đường thẳng BI song song AD, BI cắt AC ở F, AK cắt BD ở E (I,K thuộc CD).
C/m: a) EF // AB
b) $AB^2$ = CD.EF
Thêm một bài này nữa:
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Gọi M là một điểm nằm giữa A và B. Trên tia đối của tia AC lấy điểm I sao cho AI = AM.
a) c/m rằng: $CM\perp AB$
b) Trên BC lấy điểm P sao cho BP = 2CP. Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng BC có chứa điểm A, vẽ tia Px sao cho $\widehat{xPB}=60^o$ . Tia Px cắt tia CA tại D. Tính số đo $\widehat{CBD}$