[hình 8]Định lí Ta-lét

V

VÕ THƯƠNG HOÀI

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho ∆ nhọn ABC, trực tâm H. Gọi M là trung điểm của BC. Đường thẳng qua H và vuông góc với MH cắt AB và AC theo thứ tự ở I và K. Qua C kẻ đường thẳng song song với IK, cắt AH và AB theo thứ tự ở N và D. Chứng minh rằng:
a)NC= ND
b)HI=HK

Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD), có M là giao điểm của các đường thẳng chứa hai cạnh bên và N là giao điểm của hai đường chéo. Đường thẳng MN cắt AB và CD theo thứ tự ở I và K. Chứng minh rằng: I là trung điểm của AB, K là trung điểm của CD.

Bài 3: Cho ∆ABC, trung tuyến AM, E thuộc đoạn thẳng MC. Qua E kẻ dường thẳng song song với AC, cắt AB ở D và cắt AM ở K. Qua E kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở F. Chứng minh rằng: CF=DK.

Bài 4: Cho tứ giác ABCD. Đường thẳng qua A và song song với BC cắt BD ở E. Đường thẳng qua B và song song với AD cắt AC ở G. Chứng minh rằng: EG // CD.

Bài 5: Cho ∆ABC, đường trung tuyến AM, điểm I thuộc đoạn thẳng AM. Gọi E là giao điểm của BI và AC, F là giao điểm của CI và AB.Chứng minh rằng: EF // BC.

Bài 6: Cho hình thang ABCD (AB // CD), M là trung điểm của CD. Gọi I là giao điểm của AM và BD, K là giao điểm BM và AC.
a) Chứng minh: IK // AB.
b) Đường thẳng IK cắt AD, BC theo thứ tự ở E và F. Chứng minh: EI=IK=KF.

Bài 7: Cho hình thang ABCD (AB // CD), điểm H nằm giữa C và D. Qua H kẻ đường thẳng song song với AC, cắt AD ở M. Qua H Kẻ đường thẳng song song với B, cắt BC ở N.
a) Gọi I là giao điểm của HM và BD, K là giao điểm của HN và AC. Chứng minh: IK // MN.
b) Gọi E,F theo thứ tự là giao điểm của MN với BD và AC. Chứng minh: EM=NF.

Bài 8: Cho ∆ABC, I thuộc cạnh AB, điểm K thuộc cạnh AC. Kẻ IM // BK (M thuộc AC) Kẻ KN //CI (N thuộc AB).Chứng minh: MN // BC.

:)):))
 
H

hoaivippro

Bài này hay!
nhiều câu hỏi dành cho học sinh giỏi toán
mong sẽ có nhiều người giải được
 
H

huongkc

Bài 1: Cho ∆ nhọn ABC, trực tâm H. Gọi M là trung điểm của BC. Đường thẳng qua H và vuông góc với MH cắt AB và AC theo thứ tự ở I và K. Qua C kẻ đường thẳng song song với IK, cắt AH và AB theo thứ tự ở N và D. Chứng minh rằng:
a)NC= ND
b)HI=HK

Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD), có M là giao điểm của các đường thẳng chứa hai cạnh bên và N là giao điểm của hai đường chéo. Đường thẳng MN cắt AB và CD theo thứ tự ở I và K. Chứng minh rằng: I là trung điểm của AB, K là trung điểm của CD.

Bài 3: Cho ∆ABC, trung tuyến AM, E thuộc đoạn thẳng MC. Qua E kẻ dường thẳng song song với AC, cắt AB ở D và cắt AM ở K. Qua E kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở F. Chứng minh rằng: CF=DK.

Bài 4: Cho tứ giác ABCD. Đường thẳng qua A và song song với BC cắt BD ở E. Đường thẳng qua B và song song với AD cắt AC ở G. Chứng minh rằng: EG // CD.

Bài 5: Cho ∆ABC, đường trung tuyến AM, điểm I thuộc đoạn thẳng AM. Gọi E là giao điểm của BI và AC, F là giao điểm của CI và AB.Chứng minh rằng: EF // BC.

Bài 6: Cho hình thang ABCD (AB // CD), M là trung điểm của CD. Gọi I là giao điểm của AM và BD, K là giao điểm BM và AC.
a) Chứng minh: IK // AB.
b) Đường thẳng IK cắt AD, BC theo thứ tự ở E và F. Chứng minh: EI=IK=KF.

Bài 7: Cho hình thang ABCD (AB // CD), điểm H nằm giữa C và D. Qua H kẻ đường thẳng song song với AC, cắt AD ở M. Qua H Kẻ đường thẳng song song với B, cắt BC ở N.
a) Gọi I là giao điểm của HM và BD, K là giao điểm của HN và AC. Chứng minh: IK // MN.
b) Gọi E,F theo thứ tự là giao điểm của MN với BD và AC. Chứng minh: EM=NF.

Bài 8: Cho ∆ABC, I thuộc cạnh AB, điểm K thuộc cạnh AC. Kẻ IM // BK (M thuộc AC) Kẻ KN //CI (N thuộc AB).Chứng minh: MN // BC.

:)):))

nhóc ơi

coá các làm nhưng không coá hình vẽ thì nhìn làm sao được hả??????????????????
 
B

binhhiphop

Đến định lý Ta lét cũng ko nhớ thì sao mà làm đây ^^!:)|
Giúp luôn cả cái hình cho dễ hiểu :)>-
222lf9.png
 
F

fyf

sao ko ai giải đc bài nào vậy chỉ chép định lý thôi thì trong sgk cũng có mà có ai giải hộ em bài số 2 đi
 
N

nangsommai95

câu 2
theo ta-let ta có:
AI trên DK = IB trên KC (=MI trên MK)
AI trên KC = IB trên DK (=IN trên NK)

nhân thẳng hàng dược

AI^ 2 trên DK. KC = IB^2 trên DK .KC
suy ra AI= IB
mà AI trên DK = IB trên KC nên DK= kC
DPCM
 
Last edited by a moderator:
E

eye_smile

Bài 5:
Qua A kẻ đường thăng song song với BC cắt BE và CF lần lượt tại G và H
Xét tam giác EBC có:AG//BC
=>[tex]\frac{{AE}}{{EC}} = \frac{{AG}}{{BC}}[/tex] (hệ quả của định lí Ta-let)
Xét tam giác FBC có: AH//BC
=>[tex]\frac{{AF}}{{BF}} = \frac{{AH}}{{BC}}[/tex] (hệ quả của định lí Ta-let)
Xét tam giác IBM có: AG//BM
=>[tex]\frac{{AG}}{{BM}} = \frac{{AI}}{{IM}}[/tex](hệ quả của định lí Ta-let)
Xét tam giác ICM có: AH//CM
=>[tex]\frac{{AH}}{{CM}} = \frac{{AI}}{{IM}}[/tex](hệ quả của định lí Ta-let)
=>[tex]\frac{{AG}}{{BM}} = \frac{{AH}}{{MC}}\left( { = \frac{{IA}}{{IM}}} \right)[/tex]
=>AG=AH(vì BM=CM)
=>[tex]\frac{{AG}}{{BC}} = \frac{{AH}}{{BC}}[/tex]
=>[tex]\frac{{AE}}{{EC}} = \frac{{AF}}{{BF}}\left( { = \frac{{AG}}{{BC}} = \frac{{AH}}{{BC}}} \right)[/tex]
Xét tam giác ABC có: [tex]\frac{{AE}}{{EC}} = \frac{{AF}}{{BF}}[/tex]
=>EF//BC(theo định lí đảo Ta-let)
 
S

smileyun

Giúp mình câu 3 với moị người ơi!
Bài 3: Cho ∆ABC, trung tuyến AM, E thuộc đoạn thẳng MC. Qua E kẻ dường thẳng song song với AC, cắt AB ở D và cắt AM ở K. Qua E kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở F. Chứng minh rằng: CF=DK.
 
0

0973573959thuy

Giúp mình câu 3 với moị người ơi!
Bài 3: Cho ∆ABC, trung tuyến AM, E thuộc đoạn thẳng MC. Qua E kẻ dường thẳng song song với AC, cắt AB ở D và cắt AM ở K. Qua E kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở F. Chứng minh rằng: CF=DK.


799t1.bmp


Giải:

Kẻ MG // AC.

Xét tứ giác ADEF có :

AD // EF (gt)

AF // DE (gt)

$\rightarrow$ ADEF là HBH → AD = EF (*)

CMinh tiếp : MG là đường trung bình của tam giác ABC → AG = GB

Áp dụng Talet vào :

- Tam giác ABC với EF // AB có : $\dfrac{CF}{FE} = \dfrac{AC}{AB}$ (1)

- Tam giác AMG với MG // ED (vì cùng // AC) và tam giác ABC với MG // AC có :

$\dfrac{DK}{AD} = \dfrac{MG}{AG} = \dfrac{MG}{GB} = \dfrac{AC}{AB}$ (2)

Từ (1); (2) → $\dfrac{DK}{AD} = \dfrac{CF}{EF} (= \dfrac{AC}{AB})$. Mà AD = EF (theo (*) ) nên CF = DK (dpcm)
 
S

smileyun

Tính chất chia hết của đa thức

Giúp mình 2 bài này với!:)
bài 1:Xét A có chia hết cho B không?
a)A=(x^4n+2)+(2x^2n+1)+1
B=(x+1)^2
b)A=(x+1)^4n+2+(x-1)^4n+2
B=x^2+1
bài 2:chứng minh f(x) chia hết cho g(x)
f(x)=x^50+x^10+1
g(x)=x^20+x^10+1
 
Top Bottom