Sử 11 Hiệp ước Harmand năm 1883

_Linh06_

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng bảy 2022
8
11
6
17
Hà Nội

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước Harmand năm 1883. Hãy đánh giá tính chất và hệ quả của bản hiệp ước này.
_Linh06_Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Ngoài các cách trên bạn có thể tham khảo thêm cách này của mình nha! Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Hiệp ước Quý Mùi hay còn được gọi là Hòa ước Harmand. Đây là tên gọi dựa theo năm ký kết đó là năm Quý Mùi 1883 và dựa theo danh tính người Pháp soạn bản dự thảo này. Hiệp ước Quý Mùi được ký kết vào ngày 25/8/1883 giữa đại diện của Pháp và đại diện triều Nguyễn tại triều đình Huế.
Hoàn cảnh ra đời Hiệp ước:
- Hiệp ước Harmand được ký kết trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn vô cùng rối ren.
+ Từ đầu thập niên 1880, tình hình ở Bắc Kỳ vô cùng rắc rối khi Pháp liên tiếp gây hấn. Đến năm 1882, thủ phủ Hà Nội thất thủ, Pháp chiếm đóng toàn miền Trung châu Bắc Kỳ. Một số tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc cũng bị đặt vào tình thế báo động. Lúc này, triều đình Huế đã gửi thư viện cầu đến nhà Thanh và nhà Thanh dưới danh nghĩa giúp nhà Nguyễn để mở cuộc chiến tranh Pháp – Thanh. Quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ cũng phối hợp với quân Thanh đánh Pháp.
+ Trong khi đó, vua Tự Đức băng hà vào ngày 19/7/1883. Không có con nối ngôi nên các quan phụ chính tranh giành quyền lợi. Vua Dục Đức trị vì được 3 ngày từ 20 đến 23/7. Tiếp đó vua Hiệp Hòa ở ngôi được 4 tháng sau cũng bị phế truất. Lợi dụng tình thế rối ren đó của triều Nguyễn, ngày 20/8/1883 quân Pháp đã tấn công chiếm lấy cửa biển Thuận An.
( Sự kiện Pháp chiếm cửa biển Thuận An đã chặt đứt con đường giao thông bằng thủy lộ chính lên kinh đô Huế.
- Trước tình hình đó, Thượng thư bộ lại Nguyễn Trọng Hợp được triều đình Huế cử ra Thuận An điều đình với Pháp. Đôi bên tạm đình chiến trong 48 giờ. Tổng ủy Jules Harmand của Pháp lập tức đi Huế và gửi tối hậu thư buộc triều đình Huế phải: rút hết quân ở 12 pháo đài, dỡ bỏ toàn bộ chướng ngại vật trên sông Huế, phá hủy vũ khí, giao nộp lại 2 tàu chiến Pháp đã tặng trước đây. Quân Pháp do Hác Măng đưa ra cho Nguyễn Trọng Hợp một văn bản được dự thảo sẵn và tuyên bố nếu không đồng ý thì sau 24 giờ sẽ khai hỏa đánh lên kinh thành.
- Trong thư Harmand đề rất rõ “Đế quốc An Nam, hoàng triều, cùng các vương công, đại thần sẽ tự tuyên án tử hình cho chính mình. Cái tên Việt Nam sẽ bị xóa khỏi lịch sử…” . Trước tình hình đó, Nguyễn Trọng Hợp buộc phải đại diện cho triều đình Huế ký hiệp ước gọi là Hiệp ước Harmand, hay còn gọi là hiệp ước Quý Mùi.
Nội dung hiệp ước:
Nội dung của Hiệp ước Harmand đã được Pháp soạn thảo sẵn với mục đích thôn tính nước Đại Nam, đặt Đại Nam dưới sự bảo hộ chặt chẽ của Pháp. Những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của Hiệp ước là:
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm.
- Tại Huế sẽ đặt chức Khâm sứ để thay mặt Chính phủ Pháp, viên quan này có quyền gặp nhà vua vào bất kì lúc nào nếu cần thiết.
- Tại Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác có đặt chức Công sứ, có quân đội bảo vệ và có quyền kiểm soát việc tuần phòng, quản lí việc thuế vụ, giám sát mọi sự thu chi, phụ trách việc thuế quan.
- Khu vưc do triều đình cai trị “như cũ” chỉ còn lại từ Khánh Hòa ra tới Đèo Ngang, tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kì, ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì. Nhưng ngay trong khu vực này, các việc thương chính, công chính cũng đều do Pháp nắm.
- Về quân sự, triều đình Huế buộc phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp. Phải triệu hồi binh lính từ Bắc Kỳ về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
Tính chất và hệ quả:
- Đây được xem là hiệp ước đầu hàng của triều đình Huế, nước ta đã mất quyền độc lập tự do, chính thức trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Hiệp ước Harmand chứng tỏ sự bạc nhược, suy yếu của triều đình Huế. Triều đình đã chính thức đầu hàng, chấp nhận sự xâm lược áp bức của Pháp trên đất nước ta. Đồng nghĩa với việc triều đình từ bỏ trách nhiệm và tổ chức lãnh đạo đấu tranh.
- Việc ký kết hiệp ước đó về cơ bản không hề làm thay đổi tình hình của nước ta. Vì thực chất từ trước thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ ở nước ta và triều đình Huế cũng đã thể hiện sự bạc nhược của mình. Tuy nhiên, với hiệp ước này thì chính thức xác nhận việc thực dân Pháp vẫn nham hiểm đô hộ nước ta và triều đình Huế thì đầu hàng, cam tâm làm tay sai cho giặc.
- Chính hiệp ước này đã khiến cho phong trào chống Pháp của nhân dân ta ngày càng trở nên sôi sục.
Nhằm xoa dịu nhân dân cũng như mua chuộc các quan lại của triều đình Huế, quân Pháp đã chủ động đề nghị kí thêm hiệp ước Patenotre vào ngày 06/06/1884. Mục đích của hiệp ước Patenote chính là đặt quyền bảo hộ lâu dài của Pháp ở nước ta.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình

Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/

Chúc bạn có một ngày tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước Harmand năm 1883. Hãy đánh giá tính chất và hệ quả của bản hiệp ước này
_Linh06_ Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Nội dung Hiệp ước hác Măng ( Bổ sung thêm phần nội dung có sẵn sách giáo khoa 11 )
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm
+ Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì thuộc Pháp
+ Cắt ba tỉnh Thanh Hoá – Nghệ An - Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kì.
+ Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế
+ Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
+ Pháp sẽ toàn quyền nắm giữ mọi sự giao thương, giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài, ngay cả với nước Trung Quốc.
+ Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về Trung Kì.
+ Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
+ Triều Đình Nguyễn thừa nhận Nam Kì là thuộc địa của Pháp và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ ( Sách giáo khoa lịch sử 11 )
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
  • Like
Reactions: Kiều Anh.
Top Bottom