Địa 6 Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên

Status
Không mở trả lời sau này.
C

conan2512hn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Trái đất nóng lên - loại vũ khí hủy diệt mới"

Sự biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và lâu dài và con người vẫn sẽ là nhân tố chính góp phần làm trái đất nóng lên trong thế kỷ 21. Đây không phải là vấn đề mà các nước lớn có thể xem thường và phớt lờ. Không có sự lựa chọn nào khác nếu không nhanh chóng cứu lấy môi trường. Những thảm họa do thiên tai, bệnh tật ngày càng đến gần và chỉ trong vòng nửa thế kỷ tới, thế hệ con cháu chúng ta sẽ là nạn nhân đau khổ trước thái độ ích kỷ của cha ông ngày hôm nay.

Sau những nghiên cứu trong những thập kỷ gần đây, chuyên gia về khí hậu John Houston, người từng là Chủ tịch cơ quan khí tượng Anh, Phó chủ tịch nhóm công tác của Liên hợp quốc nghiên cứu những tác hại của sự biến đổi khí hậu đã cảnh báo "Sự nóng dần lên của trái đất cũng nguy hiểm như vũ khí hủy diệt hàng loạt và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu".

Thế nhưng, Tổng thống Mỹ G.Bush và Thủ tướng Anh T.Blair thời gian qua đã chỉ chú trọng tới vũ khí hủy diệt hàng loạt và chủ nghĩa khủng bố mà không hề quan tâm tới hiện tượng trái đất nóng dần lên. Với lý do bảo vệ an ninh của hai nước này trước cái gọi là "nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein", họ đã phát động chiến tranh chống Iraq.

An ninh lâu dài của chúng ta đang bị đe dọa bởi một vấn đề ít nhất cũng nguy hiểm tương tự như vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân hay chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đó là sự biến đổi khí hậu do con người gây ra. Ông John Houghton cảnh báo cũng như chủ nghĩa khủng bố, loại vũ khí này không nhận biết được ranh giới. Nó có thể tấn công bất cứ nơi nào, dưới bất kỳ hình thức nào - đợt nóng ở khu vực này, hạn hán hay lũ lụt ở khu vực khác. Và đây cũng không chỉ là vấn đề trong tương lai. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước có lẽ là thập kỷ nóng nhất trong 1.000 năm trở lại đây, và năm 1998 được xác định là năm nóng nhất. Nhiệt độ trái đất tăng dần luôn chống lại chúng ta. Ủy ban liên chính phủ về sự biến đổi khí hậu đã cảnh báo, tới năm 2100, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng thêm 1,4 độ C, đồng thời Tổ chức khí tượng Thủy văn thế giới (WMO) cũng lưu ý rằng các hiện tượng thời tiết dường như xảy ra thường xuyên hơn. Tháng 5 năm nay, nước Mỹ đã phải hứng chịu tới 562 cơn bão đổ bộ vào đất liền, cướp đi sinh mạng của hàng chục người (và ngẫu nhiên đây cũng là thời điểm nhiệt độ trung bình trên thế giới lên cao nhất so với mức kỷ lục được ghi nhận bắt đầu từ năm 1880). Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai: khí hậu khắc nghiệt có xu hướng dữ dội hơn ở vùng khí hậu băng giá và các nước nghèo, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới ít có khả năng đương đầu với thảm họa này. Ở Ấn Độ năm nay trước khi mùa mưa đến, nhiệt độ đã lên đến 49 độ C, cao hơn 5 độ C so với mức bình thường. Khi đợt nóng chết người này bắt đầu dịu bớt, thì nó cũng đã "kịp" giết hại 1.500 người, tức bằng một nửa số người tử vong trong vụ tấn công vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới ở New York (Mỹ) ngày 11-9-2001. Ngay cả nước Mỹ, nơi sản xuất ra những bộ phim giả tưởng về ngày tận thế của trái đất cũng sẽ được chứng kiến cảnh hàng loạt thành phố ven biển bị sóng cuốn sạch trong thế kỷ này nếu tình trạng trái đất bị nóng lên không được chặn đứng.

Ngày nay, mọi người đều biết Mỹ với dân số chỉ bằng 1/20 dân số thế giới lại là nước thải ra lượng điôxít các bon (CO2) nhiều nhất thế giới (khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu). Lượng khí thải của Mỹ đã tăng 14% so với năm 1990 và dự báo sẽ tăng 12% trong một thập kỷ tới. Vậy mà, nước Mỹ lại rút khỏi Nghị định thư Kyoto mà Mỹ đã ký năm 1997 nhằm không thực hiện những cam kết của họ về việc hạn chế lượng khí thải độc hại đối với tầng ozon trong bầu khí quyển trái đất. Nghị định thư này yêu cầu 38 nước công nghiệp phát triển cắt giảm trung bình 5,2% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong giai đoạn 2008-2012 so với mức của năm 1990, riêng Mỹ phải cắt giảm 7% vì là nước thải CO2" nhiều nhất.

Quyết định của Washington đã gây làn sóng phản ứng bất bình trong dư luận quốc tế và ngay tại Mỹ. Giới quan sát cho rằng quyết định này của Tổng thống Bush sẽ đe dọa khí hậu và môi trường toàn cầu, thậm chí đưa trái đất trở lại thời kỳ đồ đá". Còn Thủ tướng Anh T.Blair thì nói rằng: "Sẽ không thể có an ninh thực sự nếu hành tinh của chúng ta bị phá hủy do sự biến đổi của khí hậu song người ta cho rằng ông Blair cũng chưa có hành động thích hợp đi đôi với những lời lẽ hùng biện đó.

Ông Houghton cho rằng cần có một cơ chế thích hợp cho việc đàm phán về mục tiêu cắt giảm khí thải của mỗi nước và chủ trương thực hiện kế hoạch toàn cầu mang tên "Rút gọn và đồng quy", theo đó, bất kỳ cuộc thương lượng quốc tế nào về việc cắt giảm khí thải đều phải dựa trên bốn nguyên tắc. Đó là các nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và nguyên tắc bình đẳng. Trước hết, các nhà lãnh đạo thế giới phải nhất trí về mục tiêu ổn định các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mức thấp, đủ để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu. Tiếp đến là việc phân bổ hợp lý chỉ tiêu cắt giảm khí thải trên quy mô dân số. Các nước đông dân sẽ có chỉ tiêu lớn nhưng các chỉ tiêu này có thể mua bán giữa các quốc gia. Đây là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với các nước đang phát triển và cũng đáp ứng một trong những đòi hỏi của Mỹ là những nước đang phát triển cũng không được miễn trừ khỏi mục tiêu cắt giảm khí thải.
:D:D:D:D:D:eek::eek::eek::eek:


=> Nhắc nhở em chú ý cách đặt tên tiêu đề nhé. Thân!
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom