Văn 8 Hịch tướng sĩ

Sakuya Shirase

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tư 2020
7
11
6
Hà Nội
MEL Forum
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Qua văn bản hịch tướng sĩ em có cảm nhận như thế nào về thái độ của các tì tướng, từ đó mà ta thấy thái độ gì của thế hệ trẻ ngày nay.
(Giúp mình với, lâu nay ko có sách văn 8, đang dạy đứa cháu họ nó thi chuyên mà không nhớ baì này. :) )
 

Bminh_08

Học sinh
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
95
123
46
Hà Nội
THCS Đại Nghĩa
Nếu là tớ thì bài này t sẽ phân tích như này
- ở câu văn đầu,Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ những người là tướng lĩnh, bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng;
+những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh.
=> Cách nêu gương thật toàn diện, khích lệ được nhiều đối tượng
Chú ý các từ "lưu danh sử sách", cùng trời cung đất", muôn đời bất hủ
- Lịch sử nước Nam có rất nhiều tấm gương anh hùng nhưng Trần Quốc tuấn chỉ nêu gương các anh hùng ở phương Bắc
-> Không phân biệt dân tộc, con người, ai có lòng yêu nước, dám xả thân bảo vệ đất nước cũng đều được ngợi ca, trân trọng
- Phân tích hiện thực : vạch trận tội ác của giặc
Đang ở thời loạn lạc, gian lao, quân định làm nhiều điều ác với nhân dân
"xỉ mắng triều đình" , "đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ",...cái này coi trong sgk lôi ra là xong đó
+ Thêm những câu văn từ ngữ lên án, trách móc sự thờ ơ, vô trách nhiệm của các binh lính, tướng sĩ
-> đánh vào lòng tự ái để họ tự khắc biết đứng lên chống lại giặc
-> Lời lẽ đanh thép, thái độ dứt khoát mang tính chê trách nhằm nhắc nhở, nâng cao tinh thần giữ nước, đánh giặc
-Nỗi niềm uất ức của Trần Quốc tuấn : "Ta thường tới bữa...ta cũng vui lòng"
cái này thì cần ptich kĩ bởi đoạn này vừa hay vừa lắm ý nổi bật
+ Nỗi lo lắng cho dân cho nước đến quên ăn mất ngủ
+ Căm tức, uất hận khi không được trả thù giặc
+ Sục sôi ý chí chiến đấu, khát khao đc hi sinh để đánh bại được quân địch, giành lại tự do dân tộc
-> Tình yêu nước mãnh liệt, lòng căm thù giặc đến tận xương tùy, quyến chiến quyết thắng với quân địch
- Nói về những gì ông làm cho quân lính : không có mặc thì thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,…”
-> QUan hệ đầy ân tình giữa vị tướng với quân lính
- phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù “nhìn chủ nhục mà không biết lo,... vợ con,
- Nêu hậu quả những việc làm ấy
=> Từ lòng yêu thương, răn đe, nhắc nhở, phê phán để khơi gợi lòng yêu nước, quyết tâm chống giặc
Đưa ra viễn cảnh hiện tại , điều quyết định nằm trong sự dứt khoát chọn con đường : ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động: Không ngững chăm chỉ luyện tập , học theo Binh thư yếu lược
=>tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.
=> ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”, họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.
- Bắt đầu liên hệ với thời nay
+ Được giác ngộ những tư tưởng đạo lí từ khi còn ngồi ghế nhà trường nên thế hệ trẻ có nhiều người đại loại sống có trách nhiệm, có khát khao đc cống hiến, xây dựng quê hương đất nước
-> Xuất phát từ lòng yêu nước
-> Cần phát huy nhiều hơn nữa
- Cũng có mặt tiêu cực :GIỚI trẻ hiện nay cũng gặp nhiều TH tương tự. Học hành chểnh mảng, ăn chơi sa đọa, kh lo cho tương lai . Thậm chí sa ngã vào những tệ nạn từ khi còn rất trẻ -> gánh nặng cho gđ và xã hội, cho đất nước -> phê phán sửa đổi
Tớ bắt đầu viết vào thân bài luôn ấy ạ, c cố thêm mở bài với kết bài nhé
 
  • Like
Reactions: Tâm Như674
Top Bottom