hic! hic! khó qua! mọi người trổ tài giúp mình cái nào

N

ngotngao.dethuong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình học thêm có bài tập về nhà là: tả người ông yêu quý của em. đề này khó quá mình ko viết đc, ông mình mất từ khi mẹ mình đc 6 tuổi, mình ko bt dáng người, khuôn mặt của ông. chẳng bt tả thế nào đây? ai giúp mình thì cám ơn!
 
C

congchuadethuong9799

Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.
Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.
Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.
Người già thường luôn có linh cảm về những giây phút cuối cùng của đời người. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc alf vàng bay bay, nói “Đó là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn con trên cây “Đó là cháu”. Tôi hỏi tại sao. “Bởi một chiếc là bao giờ cũng phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Muốn co lá xanh, lá vàng phải rụng. Lá xanh góp cái tươi non cho đời, rồi lại trở thành lá vàng. Con người cũng thế, hãy sống hết mình khi cháu hãy còn xanh, cháu nhé!” Thưở ấy tôi còn bé quá, chưa hiểu triết lỹ gì sâu xa, chỉ thấy đôi mắt ông buồn buồn, cảnh vật dường như cũng ảo não theo. Những chiếc lá không còn cháy lên sắc vàng mật ngọt, chỉ còn một màu héo úa lặng lẽ bay.
Tôi rời xa ông, thoe bố mẹ ra thành phố. Chuyện học hành, thi cử cuốn tôi đi, khiến cho những phút “cảm nhận sự sống” kia dường như xa lắm. Mọi thứ sang trọng, tiện nghi của cuộc sống thay thế cho cái dân dã, yên bình của thôn quê. Tôi quên ông như quên đi vườn cây, quên đi lá vàng…. Chiều chiều, khi những cánh chim bay về tổ ấm, những áng mây tìm chỗ trú ngụ bình yên nơi cuối trời, ông lặng lẽ thổi cơm. Lùa trệu trạo vào cái rau, con cá cho qua bữa, ông hay thẫn thờ nhìn ảnh bà tôi, thắp vài nén hương “Bà trên trời có linh phù hộ cho chúng nó làm ăn phát đạt, con cháu hay ăn chóng lớn”. Đắp chiếc chăn mỏng, tấm lưng to bè của ông rùng mình theo từng cơn gió lùa qua cửa sổ. “Đông về rồi đấy”, ông lẩm nhẩm, và trong căn nhà lạnh lẽo này, mùa đông cũng dài hơn.
Gia đình tôi có hiềm khích. Các chú dì đòi bán khu vườn của ông, lấy tiền đi làm kinh tế. Ông giận dữ “Khu vườn này của mẹ *********, không được bán” Nhưng, chuyện người lớn, tôi cũng không thể tham gia, và dần dần quên đi.
Vì lo lắng cho việc này, sức khỏe của ông giảm sút rõ rệt. Tôi đến thăm ông, nhắc ông giữa gìn sức khỏe rồi lại vội vàng đi ngay. Khu vườn vaanx xào xạc như nuối tiếc vẫy chào tôi. Để ý thấy, từ khi ông ngã bệnh, khu vườn thiếu bàn tay ông chăm sóc, xơ xác đi. Lá vàng rụng nhiều hơn, như đời người sắp tàn.
Nhẹ nhàng và thanh thản, ông tôi ra đi, như chiếc lá lìa cành. Ngày đưa tang ông, trời mưa nhẹ. Tôi tưởng tượng ra rằng, vào những giây phút cuối, ông nghĩ đến hình ảnh một khu vườn xanh mướt ngập tiếng chim, tiếng cưởi trong trẻo của tôi, nụ cười hiền hâu của bà. Tôi bỗng tahays hụt hẫng quá, từ trước đến giớ, dường như tôi đã quên mất cái gì quan trọng lắm. Để bây giwof, khi ông ra đi, tôi mới thấy mất amts vô cùng, không có gì cứu vãn nổi. Nước mắt tôi cứ tự trò ra từ lúc nào không hay. Nhưng, chạy ra vườn, những đám lá vẫn xào xạc như vỗ về, ánh nắng, tiếng chim , lá cây … vẫn hiền hòa như thưở bé, tất cả như bao dung tha thứu. VÀ đâu đó, trên vòm cây cao kia, dường như vẫn còn vương nụ cười hiền hậu của ông dành cho tôi, Tôi bất chợt thấy nhẹ nhõm, và bao phút giấy “Cảm nhận sự sống” xưa vẫn còn nguyên vẹn ùa về.
Đời người như chiếc lá. Thà huy hoàng chợt tắt còn hơn le lói trăm năm, như một thi sĩ nào đã nói. Trời thu xanh ngắt, lồng lộng. Biết đâu, ở trên cao kia, ông vẫn đang dõi theo tôi, mỉm cười.
 
A

angels_96

Ngày 5 tháng 9 vừa qua là ngày chào mừng năm học mới. Khắp nơi học sinh vui mừng đến trường để bước vào niên học 2009 - 2010 với nhiều điều thú vị và khó khăn đang chờ đón.
Hòa trong dòng người đang hối hả đến trường cho kịp giờ làm lễ, em chợt bắt gặp trên đường một ông cụ tóc bạc phơ đang dẫn đứa cháu nhỏ, cả hai vội bước vào cổng trường. Có lẽ, cháu của ông năm nay vào lớp một. Nhìn đứa bé rụt rè nắm chặt tay ông, em bổng nhớ đến ngày tựu trường năm đó e cũng được ông nội em dẫn vào lớp. Trong lòng em bổng dưng dâng trào lên một cảm xúc kỳ lạ. E nhớ ông của em quá.
Năm ấy, ông của em cũng đã ngoài 70, dáng người gầy gầy, mái tóc bạc lơ thơ theo gió chiều. Đã lâu lắm rồi kể từ ngày tựu trường năm đó, e không còn được gặp ông nữa. Vì ông đã ra đi trong một cơn bệnh ngặt nghèo.
Em còn nhớ, những năm còn nhỏ, vào dịp lễ, tết, em thường được ba mẹ đưa về Bến Tre thăm ông nội. Nhà ông thật cũ kỷ và có nhiều cây dừa trồng xung quanh thật mát. Năm đó, thấy sức khõe ông kém, ba mẹ em bàn cách đưa ông lên nhà em ở để tiện chuyện chăm sóc ông và đưa ông đi khám bệnh được tốt hơn ở dưới quê.
Đó là thời gian vui sướng nhất của em. Buổi chiều ông thường dẫn em ra công viên gần nhà chơi xích đu, chơi đu quay. Ông kể, lúc ông còn nhỏ, ông không được đi chơi, ông phải phụ ông cố, bà cố việc nhà và việc ngoài đồng ruộng. Ông còn chỉ em trò chơi ô quan, và chiều chiều hai ông cháu cùng chơi. Vui lắm!. Ông lúc nào cũng trầm ngâm nhưng ông rất thương cháu. Ba má em thường hay biếu tiền để ông mua vài thứ lặt vặt nhưng ông ít xài lắm. Ông lại để dành cho em. Mỗi khi ra công viên chơi em được ông mua bao nhiêu là đồ chơi, được ông dẫn đi ăn kem, uống trà sữa . . . Mỗi tối em lại sa vào lòng ông mà ngủ say sưa.
Rồi ngày tựu trường năm lớp 1 đã đến, ông dẫn em đến trường, dáng ông run run nhưng nét mặt thật vui, ông xoa đầu em và nói :"Bé (tên em) đi học phải chăm chỉ, biết nghe lời thầy cô và phải giúp đỡ bạn bè, không được cãi và đánh nhau với bạn bè, nha con. Lát nữa hế giờ học, ông tới đón con về, ngoan nha cháu nội của ông". Em nhìn ông mà cứ ngỡ đang đứng trước mình là một ông tiên trong truyện cổ tích.
em bước vào lớp với nhiều bỡ ngỡ. Ông đứng nhìn em vào lớp, một hồi lâu rồi ông ra về. Ông về và ra đi mãi mãi.
Em không còn được gặp ông nữa những vẫn có cảm giác là ông vẫn hằng ngày theo em đến trường và đưa em về nhà. Mỗi khi đi trên đường, bất chợt nhìn thấy ông lão tóc bạc phơ nào đó, em lại nhớ tới ông của em. Và em thầm ước, ông vẫn còn sống để em khoe với ông những kết quả học tập tốt mà e đã đạt được trong những năm qua. Em thầm ganh tỵ với những đứa bé đang được ông của mình hằng ngày đưa đến trường.
Thấm thoát đã mấy năm rồi, nay em đã lớn và không còn bé bỏng nữa, nhưng trong giấc mơ, em vẫn gặp được ông tiên với mái tóc bạc phơ, lơ thơ trong gió đang mỉm cười với em. Đó là ông của em, người mà suốt đời này em luôn luôn thương yêu và kính trọng.
 
D

dieuthamkt

mình đang bận lắm nhưng cũng xin giúp một chút, có hay thì cảm ơn mình nha!
...Vóc người ông cao, gầy.Khuôn mặt chữ điền và hàng lông mày rậm làm ông có vẻ rất nghiêm nghị. Mái tóc đã ngả màu bạc trắng. Chòm râu của ông dài gần bằng một gang tay. Ánh mắt hiền từ âu yếm. Mỗi khi ông cười lại để lộ hàm răng trắng muốt. Dáng đi của ông nhanh nhẹn, bước từng bước dài. Giọng nói trầm ấm của ông làm xua tan mỏi mệt, buồn phiền Bàn tay ông gầy gò làm nổi lên những đường gân xanh do làm lụng nhiều.Ông có thói quen dậy sớm tập dưỡng sinh và chăm hoa,cây cảnh...
Mình chỉ giúp được tới đó thôi !
 
Top Bottom