help........

N

nguyenkieunga

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

đề : phân tích nhân vệt T'Nú trong truyên ngắn '' rừng xà nu'' của nhà văn nguyễn trung thành để làm sáng tỏ nhận định sau : hình tượng T'Nú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của nhân dân tây nguyên và rút ra chân lý của thời đánh Mỹ : ''chúng nó cầm súng minh phải cầm giáo''
 
B

buimaihuong

T nú “chàng dũng sĩ” vốn là một đứa trẻ sớm mồ côi của làng Xôman. Tnú sẽ không

có cuộc đời của mình nếu không có sự cưu mang đùm bọc của nhân dân làng Xôman.

Làng Xôman cho Tnú tình thương yêu, dạy cho Tnú biết đi, biết nói, biết yêu ghét, biết

cầm dao chặt cây làm rẫy, …Tnú nợ dân làng Xôman tất cả cuộc đời. Như một cây xà nu

non dại lớn lên giữa sự che chở, đùm bọc của rừng xà nu, Tnú trở thành một cậu bé rồi

một chàng trai Tây Nguyên khỏe mạnh, dũng cảm như hình ảnh những chàng trai TN vẫn

được nhắc đến trong truyện kể bên bếp lửa nhà rông.

Thuở nhỏ anh đã là một đứa bé có cá tính, dũng cảm và mưu trí. Cùng với Mai, người

bạn gái nhỏ của mình, Tnú vượt qua mọi vòng vây của kẻ thù để mạng gạo muối tiếp tế

cho CM trong rừng. Tình yêu làng và CM đã cho Tnú lòng dũng cảm để không biết sợ hãi

trước quân thù .Tnú ước ao trở thành người CM. Đó là cách tốt nhất, cách duy nhất vào

lúc này để bảo vệ những gì mà cậu bé yêu thương. - Một cử chỉ thật ngây thơ đến buồn

cười nhưng chứa đựng một ý nghĩa thật nghiêm túc và cảm động: bực bội vì cố học mà

vẫn không nhớ được chữ, Tnú đã đập đến chảy máu đầu mình mà T nú thấy nó ngu quá.

Khát khao cách mạng đến thế là cùng!

Khao khát sống để trả cái ơn sâu nặng cả cuộc đời cho làng Xôman, Tnú cũng khao

khát bảo vệ cách mạng, tình cảm ấy thật hông nhiên và cũng thật mãnh liệt nơi Tnú. Với

bản chất nhanh nhẹn, mưu trí của một cậu bé quen đương đầu với những khó khăn

trong cuộc sống, Tnú càng nhanh nhẹn mưu trí trong việc bảo vệ CM. Khi làm liên lạc T

nú luôn xé rừng mà đi với “cái đầu sáng lạ lùng”, lội qua chỗ nước chảy mạnh để tránh

phục kích của kẻ thù “vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá

kình ”.Khi bị bắt T nú nuốt luôn lá thư và kiên quyết bảo vệ bí mật CM.

Bước từ tuổi niên thiếu lên tuổi trưởng thành, Tnú là một chàng trai trưởng thành

cả về thể chất lẫn tâm hồn. Tnú rắn rỏi, cường tráng, Tnú cũng thực sự giác ngộ CM. Trở

thành chồng Mai rồi thành cha của một đứa con nhỏ, Tnú càng gắn bó với làng, gắn bó

với CM.


Biết vượt qua bi kịch cá nhân và lòng căm thù giặc càng tăng khi chứng kiến cảnh vợ con

bị giết hại dã man. Thật là một thử thách ghê gớm đối với Tnú khi từ trong rừng xà nu

phải chứng kiến cảnh giặc bắt bớ, khảo tra người làng Xôman trong đó có Mai- vợ anh và

đứa con nhỏ cô mang trên người. Tnú phải nắm chặt lấy cây rừng để khỏi xông ra khi

những cây sắt của bọn lính quật vào người Mai. Tuy vậy, cái gì cũng có giới hạn, đặc biệt

là sự kiên nhẫn phải ghìm lại nỗi phẩn uất chính nghĩa của con người. Khi những cây sắt

mạn rợ quật trúng vào thân hình đứa bé mà Mai đã hết sức giữ gìn, thì không có gì có

thể giữ được Tnú. Bị trói chờ hành hình, anh vẫn bình thản lạ lùng và chỉ nghĩ cho CM “

…ai sẽ làm cán bộ lãnh đạo dân làng Xoman đánh giặc…chỉ tiếc cho T nú, T nú không

sống được tới ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng”.

Tnú bị bọn lính bắt được. Chúng tra tấn anh bằng mọi cực hình khủng khiếp: tẩm

nhựa xà nu lên mười ngón tay Tnú rồi đốt. Không them kêu la một tiếng, Tnú mở mắt

trừng trừng nhìn mười ngón tay mình rừng rực cháy như mười ngọn đuốc. Chỉ đến khi nỗi

đau đớn đã thấm đến tận cùng gan ruột, trước khi ngất đi Tnú mới thét lên một tiếng.

Tiếng thét của Tnú đã trở thành một lời kêu gọi mạnh mẽ cho trai làng Xôman xông vào

tiêu diệt kẻ thù.


Hình ảnh bàn tay T nú mang ý nghĩa độc đáo trong bản anh hùng ca của tác. Bàn

tay anh hùng được khắc họa đậm nét sử thi. Bàn tay lành: nghĩa tình, trung thực và đầy

kĩ niệm, bàn tay dắt Mai lên rẫy, giấu gạo nuôi CM, viết chữ, bàn tay bảo vệ vợ con…

Bàn tay bị đốt: bàn tay căm thù giặc suốt đời, thể hiện lòng trung thành với CM, bàn tay

tuy tàn mà không phế, bàn tay ấy cầm súng để bảo vệ những người mà anh mang nợ

yêu thương.

Trở lên trên là cá tính cũng như tinh thần dũng cảm của T nú. Ngoài ra T nú còn là

một người trung thành với cách mạng và kỉ luật cao. Thuở nhỏ khi làm liên lạc, T nú bị

bắt anh nuốt luôn lá thư vào bụng và tra tấn nhưng anh vẫn không hề khai một lời nào.

Giờ khi trưởng thành ý thức đó lại càng củng cố và phát triển. nó trở thành ý thức chấp

hành kỉ luật của anh. T nú nhớ nhà, quê hương anh chỉ về thăm khi cấp trên cho phép

và về đúng một đêm theo qui định.

Trở về cuộc sống đời thường, T nú lại là một chàng trai Tây Nguyên sâu nặng nghĩa
tình.

Nói như cách nói của cụ Mết: “Cái bụng Tnú trong như nước con suối chảy qua làng

Xôman”. Tnú gắn bó với cách mạng, yêu thương cán bộ cách mạng cũng tự nhiên như

người ta uống dòng nước từ trong nguồn núi. Tnú yêu những gì, những ai mà người làng

Xôman yêu bới chắc chắn đó phải là điều tốt, người tốt.

Trong cuộc sống đời thường, T nú còn là người chồng, người cha giàu lòng yêu
thương.

Khi thấy vợ con bị tra tấn, T nú không kiềm chế được căm giận “ hai con mắt anh bây giờ

là hai cục lửa lớn”; “ Một tiếng hét dữ dội. T nú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính”. Chính

lòng yêu thương vợ con đã khiến T nú không còn tự chủ nhảy vào che chở cho vợ con

“Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”.

Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của T nú điển hình cho con đường đến

vớ CM của người dân Tây Nguyên, góp phần sáng tỏ Chân lí thời đại: phải dùng bạo lực

Cm để tiêu diệt bạo lực phản Cm . Đấu tranh vũ tranh là con đường tất yếu để tự giải phóng.

Hình tượng rừng xà nu và T nú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng

xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như T nú; sự hi

sinh của những con người như T nú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh
tươi.

Tnú là một con người nhỏ bé giản dị như bao người nhỏ bé và giản dị của làng

Xôman. Tnú là đứa con của làng Xôman, của miền đất Tây Nguyên bát ngát. Tuy vậy,

trong những nét bình dị của Tnú ta lại thấy một chất huyền thoại thấp thoáng từ đầu

đến cuối câu chuyện. Bất kì cuộc chiến đấu chính nghĩa nào cũng sản sinh ra huyền

thoại, huống chi một cuộc chiến đấu như cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân VN.

“Rừng xà nu” mang đậm chất sử thi. Chất sử thi ấy có trong nhan đề tác phẩm, có

trong hình tượng cây xà nu bất khuất kiên cường và trong cuộc đời T nú.

Gấp trang truyện người đọc mãi còn thích thú và cảm động về một nhân vật Tnú

mang đầy nét sử thi.


“Rừng xà nu” ra đời rất sớm khi cuộc đấu tranh CM chống Mĩ- Ngụy vừa mới bắt đầu ở

miền Nam và như một ngọn lửa góp vào cuộc đấu tranh ấy, đến nay, sau hơn 40 năm,

tác phẩm và nhân vật của Nguyễn Trung Thành vẫn còn để lại một dấu ấn sâu đậm

trong nền văn xuôi VN hiện đại.
 
Top Bottom