[HELP]-[Trắc nghiệm] Một số bài tập chương Dao Động Điều Hòa - CLĐ - CLLX

C

chjkkut3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

nhồi nhét nhiều quá giờ nhìn lại rối tung mù lên .. e đang cần gấp cho ngày mai ạ .. hjx ... phụ e giải với mấy bác ơi
..Em xin thank và hậu tạ ạ ...


1. Một chất điểm thức hiện dao động điều hòa với biên độ 10cm , chu kì 2s . Tính tốc độ trung bình lớn nhất mà vật thực hiện trong khoảng thời gian là 1.25s kể từ thời điểm ban đầu
(ĐA chọn: A. 20cm/s - B.30,5cm/s - C.22,1cm/s - D.35,5cm/s )

2.Một con lắc lò xo nằm ngang gồm quả nặng có khối lượng 100g gắn vào lò xo có độ cứng K=100N/m, ban đầu quản nặng ở vị trí cân bằng. Ngta bắn một viên bi có khối lượng 50g theo phương ngang với vận tốc ban đầu 2m/s tới va chạm với qả nặng , cho rằng va chạm của viên bi với quả nặng là va chạm mềm .. năng lượng của con lắc lò xo là ?
(ĐA chọn: A.2.10^(-2) - B.2,3.10^(-2) ... - C. 8,9.10^(-2)...- D. 2,5.10^(-2) ) - tất cả đều đơn vị Jun

3.Một vật DĐĐh trên trục OX với biên độ A = 10cm. Thời gian chất điểm đi từ biên này đến biên kia là 1s, tốc độ trung bình mà chất điểm đi với thời gian dài nhất trong một chu kì khi nó đi từ vị trí có động năng bằng ba lần thế năng đến vị trí có động năng bằng thế năng?
(ĐA chọn: 20,7cm/s ...19,75cm/s......10cm/s............22,45cm/s)


4.Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100g và một lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 6cm rồi buông nhẹ . vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. T.g ngắn nhất để vật chuyện động từ Vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5cm là?
(ĐA chọn: 1/30s .... 1/15s..... 1/10s ..... 1/20s )


5. Một con lắc đơn thực hiện dao động điều hòa với biên độ góc a . Vị trí mà tại đó động năng bằng 2 lần thế năng là
(ĐA chọn: +-a/2 ..... +-a/(căn 2) ..... +-a/(căn 3) .....+-a/3 )


6.Trong dao động điều hòa , vận tốc tức thời của vật dao động tại một thời điểm t luôn
A. ngược pha với lddoooj dao động
B. cùng pha với li độ dao động
C. lệch pha pi/2 so với li độ dao động
D. sớm pha pi/4 so với li độ dao động

7. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài l , khối lượng của quả nặng là m. kéo qủa nặng ra khỏi vtcb một góc 60 độ rồi thả ra ko vận tốc đầu. XĐ tỉ số lực cưng dây cực đại và cự tiểu.
(ĐA chọn: 4....2.....3.....5 )

8. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một lò xo có khối lượng ko đáng kể. kéo quả nặng ra khỏi vtcb một đoạn 9cm rồi thả ra ko vận tốc đầu cho quả nặng thực hiện dao động tắt dần. sau khi đi được đoạn đường 8cm thì vận tốc của quả nặng đạt cực đại . Số nữa chu kì mà vật thực hiện được cho đến lúc dừng lại là ?
(ĐA chọn: 3.....5....2.....4 )

9. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục OX với biên độ 10cm , chù kì 2s . Mốc thể ăng ở VTCB . Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian dài nhất khi chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng đến vị trí cddooonjg năng bằng 1/3 lần thế năng là
(ĐA chọn: 19,82cm/s ......14,64cm/s...........21,96 cm/s................ 26,12 cm/s )


10. Một con lắc đơn có chiền dài 1m dao động đièu hòa tại nơi có g = 10 = pi^2. kéo quả nặng ra khỏi vtcb một góc 0,1 rad rồi thả ra ko vận tốc đầu .. chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật, gốc thời gian lúc thả vật. Phuơng trình li độ của con lắc là ?


11. Một người treo balo trên tàu bằng sợ dây cao su có độ cứng 900N/m, balo nặng 16kg, chiều dài mỗi thanh ray là 12,5m ở chổ nối hai thanh ray có 1 khe hở hẹp . Vận tốc của tàu chạy để balo rung mạnh nhất là?
(ĐA chọn: 27m/s .... 27km/h.... 54m/s ....54km/h)
 
N

nganha846

Nhìn thấy 11 câu, anh ấy đã nản :-SS Và anh ấy chỉ gợi ý chứ không thể giải hết.


11) Ba lô, sợi dây cao su, ba lô nặng....ta xem như đây là hệ con lắc lò xo có độ cứng 900 N/m, vật nặng có m= 16 Kg. Tính ra chu kì.

Chu kì của ngoại lực sẽ là: T = L/v. Đổi v ra m/s nhé. Hai chu kì này trùng nhau sẽ có cộng hưởng.

10) Tính chu kì con lắc ---> omega. Biên độ 0,1 rad, ta chuyển về tọa độ bằng cách nhân với chiều dài con lắc L. Ban đầu, vật ở biên âm, suy ra pha ban đầu.

9) Động năng bằng 3 lần thế năng thì thế năng bằng 1/4 lần cơ năng.---> x = A/2.
Động năng bằng 1/3 thế năng thì sẽ bằng 1/4 cơ năng -----> v = Vmax/2.

Ta biểu diễn hai vị trí này lên đường tròn.

picture.php


Khoảng thời gian đó ứng với góc quét màu xanh. Phần màu xanh bao gồm 2 góc. Góc nhỏ chính là góc 30 độ, góc lớn là 60 độ.
Tổng hai góc này bằng 90 độ, tức 1/4 chu kì, tức 0,5s. Trong thời gian này, vật đi được quãng đường S.


[TEX]S = A.cos30^0 + A.sin30^0[/TEX]

Có S và t ta tính v trung bình. Không biết có ra kết quả không nữa. Tại cái "thời gian dài nhất" nó hơi hơi không rõ ràng.
 
C

chjkkut3

cho e cảm ơn ạ ^^
ngồi mò 120 câu mà tổng hợp kiến thức nhìu quá .. mấy chương đầu này quên hết trơn ^^
hi .. e mò thêm dc mấy câu nữa r ...
 
C

chjkkut3

e nhìn câu 2 mà hết muốn làm @@
phần con lắc tạm tạm .. chiều giờ cày bên mô men quán tính @@
kiểu này đại học khó ăn quá

2.Một con lắc lò xo nằm ngang gồm quả nặng có khối lượng 100g gắn vào lò xo có độ cứng K=100N/m, ban đầu quản nặng ở vị trí cân bằng. Ngta bắn một viên bi có khối lượng 50g theo phương ngang với vận tốc ban đầu 2m/s tới va chạm với qả nặng , cho rằng va chạm của viên bi với quả nặng là va chạm mềm .. năng lượng của con lắc lò xo là ?
(ĐA chọn: A.2.10^(-2) - B.2,3.10^(-2) ... - C. 8,9.10^(-2)...- D. 2,5.10^(-2) ) - tất cả đều đơn vị Jun
 
N

nganha846

2.Một con lắc lò xo nằm ngang gồm quả nặng có khối lượng 100g gắn vào lò xo có độ cứng K=100N/m, ban đầu quản nặng ở vị trí cân bằng. Ngta bắn một viên bi có khối lượng 50g theo phương ngang với vận tốc ban đầu 2m/s tới va chạm với qả nặng , cho rằng va chạm của viên bi với quả nặng là va chạm mềm .. năng lượng của con lắc lò xo là ?
(ĐA chọn: A.2.10^(-2) - B.2,3.10^(-2) ... - C. 8,9.10^(-2)...- D. 2,5.10^(-2) ) - tất cả đều đơn vị Jun

~O)~O)

Năng lượng của con lắc lò xo là động năng cực đại của hệ sau va chạm.

Sau va chạm, bảo toàn động lượng ta sẽ có vận tốc của hệ là: [TEX]m.v = (M+m)u \Rightarrow u = \frac{m}{M+m}v[/TEX]

Động năng cực đại sau va chạm: [TEX]W = (M+m)\frac{u^2}{2}[/TEX]
 
D

doi_nhieugiongto

bài cho va chạm mềm( vật dính vào nhau ) thì bạn chỉ cần áp dụng định luật bảo toàn động lượng như bạn nganha846 đã làm nhé :D
chứ ko phải bài nào cũng chỉ áp dụng mỗi công thức đó đâu. va chạm mềm thui
 
Top Bottom