Văn 9 Lúa càng nặng thì hạt càng trĩu bông.

Hải Đức

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng mười 2019
3
1
6
19
Nghệ An
Khai Sơn
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
" Lúa càng nặng hạt thì càng trĩu bông, giản dị cúi đầu "
Suy nghĩ của em về ý kiến trên
1. Mở bài:
- Khiêm tốn là một phẩm chất đáng quý, cần phát huy, gìn giữ.
- Trích câu nói.

2. Thân bài:
a. Giải thích:
- “Những người thông thái thật sự cũng tựa như những bông lúa. Khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống”. Trong đời, càng là người học rộng, tài cao thì càng thấu được đạo lý khiêm tốn, hiểu được rằng làm người phải học cách “cúi đầu”.
- Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác.

b. Biểu hiện
- Luôn cảm thấy chưa hoàn thành trọn vẹn công việc, có thái độ cầu tiến, cố gắng.
- Ít nêu lên những thành quả đạt được trước tập thể, cộng đồng, lối sống không khoe khoang, hóng hách.

c. Tại sao cần có lòng khiêm tốn?
- Trau dồi đạo đức, vốn sống, nâng cao phẩm chất
- Thấu hiểu bản thân: Cúi xuống cũng chính là để hiểu rõ mình hơn, nhận ra giá trị, vị thế của mình. Biết cúi mình khiêm tốn cũng chính là tự nâng mình lên một bậc.
- Được mọi người yêu quý, trân trọng, dễ dàng hơn cho những mục tiêu trong công việc.
...

d. Mở rộng:
- "Cúi đầu" không phải là hành động cụ thể mà là cách hành xử giữa người với người. Cúi đầu không đồng nghĩa với sự nhẫn nhục, luồn cúi thấp hèn mà là sống có có lí tưởng, không cầu kì hình thức để đổi lấy những giá trị đích thực trong mỗi con người.
- Sức trẻ mang theo nhiều khát vọng sống, song lại dễ mắc: tự phụ, tự mãn, kiêu căng,... sa vào những hệ lụy tiêu cực, không biết hướng theo cái tốt đẹp, học tập từ người khác
-> phê phán.
- Khiêm tốn không những không phải thiếu tự trọng mà là ý thức nâng cao giá trị bản thân.

e. Dẫn chứng (cho vào phần c, d)

g. Biện pháp:
- Chấp nhận: những hạn chế của mình không có nghĩa là từ bỏ ước mơ, và cũng không có nghĩa là ngừng học hỏi điều mới hoặc cải thiện những năng lực hiện có. Bạn chỉ đơn giản thừa nhận rằng phàm là con người thì không ai hoàn hảo, và không ai có thể tự mình giải quyết tất cả mọi việc.
- Nhận ra khuyết điểm: tự soi xét, kiểm điểm bản thân, khắc phục dần.
- Tránh khoác lác trong giao tiếp
- Học hỏi, tiếp thu
- Học cách lắng nghe, tìm tòi, khám phá.
...

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu nói.
 
  • Like
Reactions: Maianh2510
Top Bottom