help me!!!!!!!!

H

hoabattu1072000

M

mottoan

Tui chỉ có thể giúp cậu 1 số bài về Bác đc thui.
Bài 1: KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ
Năm 1927,với tên goi Thầu Chính,Bác Hồ sống và hoạt động trong kiều bào Việt Nam ở Xiêm La(thái Lan) cho đến cuối những năm 1929.Đây là 1 trong những thời gian Người sống lâu nhất với kiều bào,trước những năm 1945
Sau khi đặt chân đến Phi Chịt,Người nêu ý kiến đi U Đon để tìm Việt kiều.Từ Phi Chịt tới U Đon phải đi bộ,băng rừng hàng tháng.Mỗi người đều gáng thêm 2 thùng sắt để đựng quần áo,đồ dùng lặt vặt.Thức ăn mang theo củng chỉ là 10kg gạo và 1 ống "cheo"
(thịt gà hoặc thịt băm nhỏ).Bác đi cùng 1 số anh em đi vào dịp mùa thu ,lá rụng nhiều.Trời nắng to,đường sá gập ghềnh,mọi người đều mệt mỏi.Thấy Bác mang năng ko quen,một số người có ý muốn giúp đỡ,nhưng Bác ko chịu.Ít ngày sau,đôi chân Bác sưng lên, đầy máu và mủ.Anh em lại muốn Bác nhường gánh.Bác nói" Thán hiền đã dạy: Thiên hạ vô nan sự,nhân tâm tự bất kiên",ý nói ko có việc gì dễ,chỉ sợ lòng người ko kiên trì cố gắng,để thế sẽ quen đi....Quả nhiên,mọt vài hôm sau,đôi chân Bác đã bước đi nhanh hơn,đôi thùng có vẽ nhẹ nhàng.Mấy tháng sau,có lần từ U Đon về Xa Vang Bác chỉ đi có 1 ngày
Hơn 20 năm sau,vào cuối đông năm 1950 ,tronh 1 lần gặp anh em thanh niên xung phong làm đường Đèo Khê,Thái Nguyên,Bác Hồ đã đọc tặng các cháu 4 câu thơ:
....Không có việc gì khó
Chỉ sợ......................
Đào núi..................
Quyết chí ắt làm nên
Bốn câu thơ ấy,tuy là mượn ý của "Thánh Hiền" nhưng đã đc kiểm ngiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trứơc đó
Phù thế là Ok.Chúc cậu hài lòng .Nếu còn thấy ít,cứ bảo,tui poss lên típ cho:):):):):):):)
 
T

thuyan9i

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Tấm gương đạo đức của Người thể hiện tập trung trong các điểm sau:

1. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại.

Ngay từ thưở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân. Trên con đường phục vụ mục tiêu đó, Người đã chấp nhận sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, thách thức thực hiện bằng được mục tiêu đó.

Sự kiên định mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới thừa nhận và kính phục. Trong bức điện chia buồn gửi Đảng ta khi Bác mất, Đảng Cộng sản Cu Ba viết: “Hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy”.

2. Đạo đức Hồ chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng.
Cuộc đời của Người là một chuỗi năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ. Vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm, khí phách; bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thách thức. Người tự răn mình:

“Muốn nên sự nghiệp lớn,

Tinh thần càng phải cao”.

3. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người. Người luôn luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; “người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”.

4. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.

Với tình yêu thương bao la, Người dành tình yêu thương cho tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”.

5. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Hồ Chí Minh sống thật sự cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Suốt cuộc đời Người sống trong sạch, vì dân, vì nước, vì con người, không gợn chút riêng tư. Người đã đề ra tư cách người cách mạng cho cán bộ, đảng viên phấn đấu và tự mình gương mẫu thực hiện.

Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời. Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó, Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọi người đều có thể noi theo.
 
Top Bottom