help me

S

superstarneul

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới[1]. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt
Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402.
Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.
Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng. Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.
Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).
Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.
Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào[2]. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.
Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao[2].
Mặc dù thành Tây Đô, với bốn bức tường và cổng thành còn lại tương đối nguyên vẹn, sẽ là rất đơn giản trong việc xác định về cấu trúc toà thành, nhưng các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra các số liệu khác nhau về kích thước tường thành, cổng thành và do đó, việc nhận định về cấu trúc toà thành vẫn chưa thống nhất.
Thành hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5 km. Thành phía ngoài xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bôn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Tường thành đá bên ngoài xây bằng những khối đá nặng trung bình 10-16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn và lắp ghép theo hình chữ công “X” tạo nên sự liên kết kiên cố. Đất đắp bên trong thoai thoải dần. Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn và có chỗ bị sạt lở, nhưng di tích còn lại vẫn dày khoảng 4-6m, chân thành rộng khoảng trên 20m. Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Hào bao quanh thành cho đến nay vẫn còn có đoạn rộng khoảng 10-20m và La thành bảo vệ vòng ngoài. Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác, trong đó đàn Nam Giao xây trên sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá qui mô khá lớn. Hiện các kiến trúc cung điện, tường gạch bên trên thành cùng các bộ phận bằng gạch, gỗ bị sụp đổ, hủy hoại và tòa thành cũng không tránh khỏi có phần bị sạt lở, nhưng gần như tổng thể kiến trúc bằng đá vẫn tồn tại.
Khu di tích thành nhà Hồ với trung tâm là thành nhà Hồ, nằm ở phía tây huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, gần quốc lộ 45. Khu di tích này nằm giữa sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa giới hành chính các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc, một phần xã Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Lộc) và một phần xã Thạch Long (huyện Thạch Thành). Ngoài thành nhà Hồ, được gọi là thành trong, khu di tích này có:
Tường thành và Hào thành:
Từ bên ngoài, có thể thấy toàn bộ các bức tường của tòa thành được xây bằng các khối đá khổng lồ có hình khối chữ nhật hoặc gần vuông, xếp không trùng mạch theo hình chữ Công “I”. Trên thực tế, tường thành được cấu tạo bởi ba lớp gắn kết chặt chẽ với nhau bằng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt:
Lớp ngoài: tường thành được xây dựng bằng “những khối đá vôi to lớn, được đẽo gọt và ghép một cách tài tình”(13) . Tất cả các khối đá xây được đẽo gọt công phu thành các khối vuông thành sắc cạnh, với kích thước trung bình 2,2 x 1,5 x 1,2m, cá biệt có khối có kích thước tới 4,2 x 1,7 x 1,5m và 5,1 x 1 x 1,2m. Những khối đá lớn nhất nặng tới khoảng 26,7 tấn.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng cho biết, năm Tân Tỵ (1401) “Hán Thương hạ lệnh cho các lộ nung gạch để dùng vào việc xây thành. Trước đây xây thành Tây Đô, tải nhiều đá tới xây, ít lâu sau lại bị sụp đổ, đến đây mới xây trên bằng gạch, dưới bằng đá”(14) . Đến nay, qua nghiên cứu sưu tầm, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện có 294 địa danh hành chính trong cả nước đóng góp xây dựng Thành Nhà Hồ.
Để hoàn chỉnh công trình này, con số ước tính hơn 100,000m3 đất đã được đào đắp, hơn 20,000m3 đá, trong đó có nhiều khối đá nặng trên 20 tấn đã được khai thác, vận chuyển và lắp đặt .
Bao quanh các bức tường thành đồ sộ là hệ thống hào thành, như thường thấy ở các tòa thành Đông Á. Ngày nay, nhiều phần của hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy rất rõ dấu tích của hào thành ở bốn phía với chiều rộng trung bình 50m.
La Thành:
Bao quanh toàn bộ tòa thành đá và hào thành là La Thành.
Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Hồ Quý Ly “sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai ở phía Tây thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tôn đến tận cửa Bào Đàm, phía Tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang (sông Mã), vây quanh làm tòa thành lớn bọc phía ngoài. Dân chúng ai lấy trộm măng thì bị xử tử” (Đại Việt sử ký toàn thư 1998a: 198).
Đại Nam nhất thống chí chép: “phía ngoài thành lại đắp đất làm La Thành, phía tả từ tổng Cổ Biện, phía Đông qua các xã Bút Sơn và Cổ Điệp ven theo sông Bảo (nay là sông Bưởi) chạy về núi Đốn Sơn, phía hữu từ tổng Quan Hoàng, huyện Cẩm Thủy theo ven sông Mã chạy về Đông thẳng đến núi Yên Tôn mấy vạn trượng” (Đại Nam nhất thống chí 2006: 313 - 314).
La Thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9,20m, chân thành rộng khoảng 37m. Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1,50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia cố.
Kết quả thám sát năm 2010 ở khu vực thôn Xuân Áng, xã Vĩnh Long cho thấy, đất đắp La Thành bằng các loại đất sét màu vàng, màu xám hoặc xám xanh có lẫn các đá sạn laterít.


Một đoạn La thành - Thành Nhà Hồ
Toàn bộ La Thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối liền với núi đá, lấy núi đá làm bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì nương theo các dòng sông.
Ngày nay, trên thực địa, La Thành vẫn còn dấu vết từ núi Đốn Sơn (xã Vĩnh Thành) đến núi Hắc Khuyển (xã Vĩnh Long), các núi Xuân Đài, Trác Phong, Tiến Sỹ (xã Vĩnh Ninh), núi Kim Ngọ (xã Vĩnh Tiến), núi Ngưu Ngọa, núi Voi (Xã Vĩnh Quang). Trong đó có những đoạn là đê của sông Bưởi và sông Mã (hình 50-52).
Sự kiên cố, cấu trúc lũy thành với mặt ngoài thẳng đứng trong thoai thoải cho thấy rõ tính chất phòng vệ quân sự của La Thành. Mặt khác La Thành cũng triệt để nối các quả núi tự nhiên như núi Voi, núi Đốn, nhiều đoạn chạy theo thế uốn của sông Bưởi và sông Mã mang thêm chức năng là đê phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành. Đây cũng là truyền thống đắp thành của người Việt đã từng hiện diện ở các di tích như thành Cổ Loa (Hà Nội) thế kỷ 3 trước CN, thành Hoa Lư (Ninh Bình) thế kỷ 10, thành Thăng Long (Hà Nội) thể kỷ 11 – 18.
Nhiều đoạn La Thành trải qua 6 thế kỷ vẫn còn khá nguyên vẹn với các lũy tre trải dài bát ngát, tương truyền cũng là dấu tích lâu đời gợi nhớ đến việc nhà Hồ cho trồng tre gai bảo vệ kinh thành cuối thế kỷ 14.
(Trích nguồn: Sách Thành Nhà Hồ Thanh Hóa NXB KHXH năm 2011)
Đàn Nam Giao:


Giếng Vua, Nam Giao - Thành Nhà Hồ
Ở phía Nam kinh thành, trong các năm 2006 – 2010, khảo cổ học đã tập trung nghiên cứu khu di tích đàn tế Nam Giao.
Đại Việt sử ký toàn thư chép năm Nhâm Ngọ (1402):“Tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Giao ở núi Đốn Sơn để làm lễ tế Giao. Đại xá” (Đại Việt sử ký toàn thư 1998a: 203).
Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép việc xây dựng đàn tế Nam Giao năm 1402. Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn cũng chép: “Đến nay Hán Thương mới đắp đàn Giao ở Đốn Sơn, chọn ngày lành, đi xe Vân Long ra cửa Nam thành, trăm quan và cung tần, mệnh phụ theo thứ tự đi sau v.v...” (Việt sử thông giám cương mục 1960:40).



Nói chung thành nhà Hồ là một di sản hiếm có của nhân loại tôi mong mọi người có thể đến thăm và yêu thích nó
 
Top Bottom