help me ai giúp tui hậu tạ liền à

L

linhxinh2t

Con Rồng Cháu Tiên

Việt Nam có truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ". Lạc Long Quân con trai của Kinh Dương Vương và Long Nữ (con gái Long vương), có thân hình rồng, sức khoẻ phi thường. Ðược cha giao cho cai quản miền Lĩnh Nam, diệt trừ yêu quái và dạy dân trồng lúa nước, thổi cơm, đốn gỗ làm nhà, Lạc Long Quân lấy con gái thần Ðế Lai là Âu Cơ. Bố rồng, mẹ tiên ăn ở với nhau, sinh ra bọc có trăm trứng, nở thành 100 con trai. Sau đó, 50 người con theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi và trở thành tổ tiên người Việt. Người con trưởng ở đất Phong Châu (Vĩnh Phú) được tôn làm vua. Hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Do đó người Việt vẫn tự coi mình là "con Rồng cháu Tiên"
 
Last edited by a moderator:
L

linhxinh2t

sự tích Hồ Gươm

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như lệ thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá, Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:
-Ha ha! Một lưỡi gươm! Thận về sau gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. ạng trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:
-Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc! Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng.
Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng bao lâu tiếng tăm của quân Lam Sơn ran khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước. Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi -bấy giờ đã là một vị thiên tử -cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng lên và nhận thấy lưỡi gươm thần đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:
-Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân!
Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa ngước đầu lên, há miệng đớp lấy ngang lưỡi gươm. Cho đến khi cả gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dưới mặt nước hồ xanh. Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:
-Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, người sai rùa lấy lại. Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
 
L

linhxinh2t

Sơn Tinh - Thủy Tinh


Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò ma, ma tới - Chàng này tên gọi là Thủy Tinh.
Một người là chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng:
- Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.
Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.
Thủy Tinh hô ma, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa.
Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.
Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.
 
L

linhxinh2t

Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu, giặc Ân tàn bạo sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước.

Thuở ấy, ở làng Phù Đổng, có một bà mẹ sinh được một đứa con trai, đặt tên là Gióng. Gióng đã lên ba mà vẫn chưa biết nói, biết cười. Một hôm, sứ giả về làng bắt loa gọi:

- Loa, loa, loa! Ai là người tài giỏi, hãy ra đánh giặc cứu nước!

Gióng lắng nghe rồi bỗng nhiên bật dậy và nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!

Mẹ Gióng ngạc nhiên quá, cứ đứng sững sờ nhìn con, mãi sau mới lật đật chạy ra mời sứ giả. Sứ giả vào đến nhà, Gióng nói dõng dạc:

- Hỡi sứ giả, hãy về tâu với vua Hùng rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc gậy sắt để ta đi đánh giặc.

Sứ giả đi rồi. Gióng bảo mẹ thổi cơm cho ăn. Mẹ Gióng thổi cơm, rồi cả làng thổi cơm, bao nhiêu Gióng ăn cũng hết. Ăn xong, Gióng vươn vai đứng dậy thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh.

Trong khi ấy, tất cả các lò rèn đêm ngày đúc ngựa, rèn gậy cho Gióng. Chẳng bao lâu sau, ngựa sắt, nón sắt, roi sắt đã làm xong. Gióng đội nón, cầm gậy, nhảy phóc lên lưng ngựa. Ngựa sắt hí vang, phun ra lửa rồi phóng như bay ra trận. Lúc đó, giặc Ân đang tràn đi khắp nơi giết người, cướp của. Gióng thúc ngựa phi thẳng vào quân giặc. Gậy sắt vung lên như ánh chớp đánh xuống đầu quân giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu lũ giặc ra tro. Bỗng nhiên, cây gậy sắt của Gióng bị gãy. Gióng quơ nhổ từng bụi tre trên đường quật túi bụi và quân giặc. Giặc Ân thua chạy tan tác, xác giặc ngổn ngang khắp nơi.

Đánh xong giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa bay qua làng Phù Đổng, bay thẳng lên núi Sóc Sơn.

Đời sau, để nhớ ơn Gióng có công đánh giặc, cứu nước, nhân dân ta đã lập đền thờ Gióng ở làng Phù Đổng.
 
Last edited by a moderator:
L

linhxinh2t

Bánh Chưng bánh giầy

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
 
B

boomvippro

Sơn Tinh-Thủy Tinh :

Sơn Tinh - Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam. Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18, kể lại cuộc kén rể đặc biệt của vua Hùng cho người con gái tên Mỵ Nương của mình. Hai nhân vật trung tâm của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai người đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho ai, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì ông sẽ gả con gái cho. Vì ở dưới biển nên Thủy Tinh đã chậm chân hơn nên mất Mị Nương. Khi Sơn Tinh trở thành con rể vua Hùng, một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Câu chuyện về cuộc chiến ngàn năm của Sơn Tinh và Thủy Tinh là một cách lý giải của dân gian về những đợt lũ lụt xảy ra hàng năm tại đất nước Văn Lang, nay thuộc Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
N

ngotngao.dethuong

bạn linhxinh2t kể lại sự tích Hồ Gươm sao giống hệt trong sách vậy nè?thay đổi có vài câu còn lại chả khác gi trong sgk
 
Top Bottom