Văn 8 Hệ thống kiến thức Ngữ văn 8 HKI

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HỆ THỐNG NGỮ VĂN LỚP 8 HKI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.
Truyện ký Việt Nam 1930 - 1945:

STT

Tên văn bản

Tác giả (sinh - mất)

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Nghệ thuật đặc sắc

1

Trong lòng mẹ (1938)

Nguyên Hồng (1918 - 1982)

Hồi kí
(Trích)

Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.

- Văn hồi kí chân thành trữ tình thiết tha.
- Hình ảnh so sánh liên tưởng táo bạo.

2

Tức nước vỡ bờ (1939)

Ngô Tất Tố (1893 - 1954 )

Tiểu thuyết
(Trích)

Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Phê phán chế độ phong kiến bất nhân, tàn ác.
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ có cao trào và giải quyết hợp lí.
- Khắc họa và miêu tả nhân vật sinh động hấp dẫn.

3

Lão Hạc (1943)

Nam Cao (1915 – 1951)

Truyện ngắn (Trích)

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ.
- Nhân phẩm cao đẹp của họ.

- Tài năng khắc họa nhân vật rất cụ thể, sống động.
- Phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Truyện kể tự nhiên, linh hoạt vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình.
[TBODY] [/TBODY]

2.
Thơ Việt Nam 1900 – 1945:

Tên văn bản

Tác giả (sinh – mất)

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Nghệ thuật đặc sắc

Đập đá ở Côn Lôn

Phan Châu Trinh (1872 – 1926)

Thơ thất ngôn bát cú ĐL

Biểu cảm kết hợp
miêu tả

Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước gian nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng;
- Sử dụng biện pháp nói quá.

Ông đồ

Vũ Đình Liên (1913-1996

Thơ ngũ ngôn

Biểu cảm kết hợp miêu tả

Tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.

Ngôn ngữ bình dị, hình ảnh so sánh đối lập giàu cảm xúc.
[TBODY] [/TBODY]

3.
Văn bản nước ngoài:


Tên văn bản

Tác giả (sinh – mất)

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Nghệ thuật đặc sắc

Cô bé bán diêm
(Trích truyện cùng tên)

An-đéc-xen
(1805-1875)

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp
MT,BC

Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.

Chiếc lá cuối cùng
( Trích truyện cùng tên)

O Hen-ri
(1862-1910)

Truyện ngắn

TS,MT,
BC

Rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Đảo ngược tình huống hai lần.
[TBODY] [/TBODY]

PHẦN II: TIẾNG VIỆT


Chủ đề

Tên bài

Khái niệm - tác dụng

Ví dụ

Từ vựng

Từ tượng hình, từ tượng thanh

1. Khái niệm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
2. Tác dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

- Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
- Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.















Ngữ pháp


Trợ từ

1. Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
2. Tác dụng: nhấn mạnh, biểu thị thái độ trong khi nói, viết.

Một số trợ từ: những, có, chính, đích, ngay, …
Đặt câu: Tôi giải được những năm bài toán khó
Lưu ý: Khi sử dụng trợ từ cần chú ý văn cảnh: “những” trong trường hợp trên là “trợ từ” chứ không phải là “lượng từ”.


Thán từ

1. Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành câu đặc biệt.
2. Thán từ gồm 2 loại:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Thán từ gọi đáp.

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, hỡi, ơi, chao ôi,…
- Thán từ gọi – đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,…
- HS đặt câu

Tình thái từ

1. Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
2. Một số loại tình thái từ: tình thái từ nghi vấn, tình thái từ cầu khiến, tình thái từ cảm thán, tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, …
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, …
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao, …
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, cơ mà,…
HS đặt câu

Câu ghép

1. Khái niệm: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.
2. Cách nối các vế câu:
Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối: Nối bằng một QHT; nối bằng một cặp QHT, nối bằng một cặp phó từ, cặp đại từ hay cặp chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp hô ứng).
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
3. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là : Quan hệ nguyên nhân, QH điều kiện (giả thiết), QH tương phản, QH tăng tiến, QH lựa chọn, QH bổ sung, QH tiếp nối, QH đồng thời, QH giải thích.
* Lưu ý: Nhiều trường hợp cần dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

1. Do Hải chủ quan nên bạn ấy đã làm sai bài toán cuối.
-> QH nguyên nhân – hệ quả
2.
Nếu mọi người không vứt rác bừa bãi thì khu phố sẽ sạch đẹp.
-> QH điều kiện (giả thiết) – hệ quả
3.
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
-> Quan hệ tương phản.
4.
Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. -> QH liệt kê đồng thời.
5.
Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng gay gắt. -> QH tăng tiến.
6.
Anh đi trước rồi mọi người đi sau cũng được. -> QH tiếp nối.
7.
Chị không nói gì nữa chị ngồi khóc. -> QH bổ sung.
8.
Bạn đi tập hát còn tôi đi tập bơi. -> QH lựa chọn.
9. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học. -> QH giải thích.

Các biện pháp tu từ

Nói giảm nói tránh

1. Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
2. Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
-> Tránh gây cảm giác quá đau buồn khi nói đến cái chết.

Nói quá

1. Khái niệm : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả.
2. Tác dụng : Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người.
-> Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác.
[TBODY] [/TBODY]

PHẦN III: LÀM VĂN

Yêu cầu: Tạo lập văn bản thuyết minh.
*Một số đề bài thuyết minh thường gặp:
1. Thuyết minh về vật dụng gia đình
2. Thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam
3. Thuyết minh về loài cây em thích
4. Thuyết minh về danh lam, thắng cảnh​
*Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích:
+ Câu văn thường sử dụng từ “là” sau từ này người ta chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng của sự vật được định nghĩa, giải thích.
+ Đứng ở đầu đoạn, đầu bài giữ vai trò giới thiệu
- Liệt kê:
+ Nêu các biểu hiện khác nhau của sự việc, hiện tượng.
+ Tác dụng: trình bày vấn đề một cách đầy đủ, sâu sắc, thuyết phục.
- Cho ví dụ minh họa:
+ Nêu dẫn chứng, chứng cớ chính xác.
+ Tác dụng: làm cho vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nắm bắt, dễ hiểu thực tế.
- Nêu số liệu:
Tác dụng: làm cho vấn đề cụ thể, độ tin cậy cao hơn.
- So sánh:
+ So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại để làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng càn thuyết minh.
+ Tác dụng: tăng sức thuyết phục.
- Phân loại, phân tích:
+ Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề… để thuyết minh.
+ Tác dụng: trình bày vấn đề sâu sắc, rõ ràng, đầy đủ, toàn diện, …
 
Top Bottom