Khi nhìn thấy rắn độc hay nhện độc thỳ tất nhiên là phải...chạy rùi, đứng im thì chả hoá mời bọn chúng cắn. Còn nếu ai bị rắn độc cắn thì nên làm như sau:
- Trước tiên, phải làm chậm sự hấp thu độc tố bằng cách giữ yên và đặt chân tay thấp hơn tim (không đưa chân tay lên quá cao). Cho bệnh nhân nằm nghỉ, không vận động nhiều; vì những cử động sẽ làm máu lưu thông nhiều, nhanh, khiến cơ thể hấp thu chất độc nhanh.
- Dùng cồn và các dung dịch sát khuẩn Povidine 10% rửa sạch vết thương nhằm chống nhiễm trùng và làm trôi bớt độc tố. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay.
- Bệnh nhân và người nhà nếu nhìn thấy con rắn thì nên mô tả với bác sĩ; hoặc nếu đánh chết được rắn thì mang theo để bác sĩ biết loại rắn nào cắn và xác định hướng điều trị thích hợp (mỗi loại rắn có một độc tố khác nhau, cần có thuốc giải độc riêng).
*Một số điều nên tránh
- Buộc garo: Việc buộc garo không đúng cách có thể gây hoại tử chi.
- Rạch da nơi cắn rồi giác hút lấy máu độc ra: Gây tổn thương lớn hơn, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bị loại rắn có độc tố gây rối loạn đông máu cắn, vết thương bị rạch rộng sẽ chảy máu nhiều hơn.
- Đưa con đến thầy lang, đặt nam châm vào vết thương để hút nọc: Thực ra, nọc rắn chỉ nằm ở vết cắn trong vài phút rồi nhanh chóng thấm vào máu. Sau 30-60 phút, nọc đã hoàn toàn đi vào hệ tuần hoàn. Ngoài ra, việc đưa con đến thầy lang sẽ làm chậm thời gian điều trị cho trẻ nếu thầy lang không có cách xử trí thích hợp. Nhiều trẻ đã tử vong do chỉ đến bệnh viện sau khi thầy lang bó tay.
------------------------------------------------------------
Chút xanh chút đỏ, nọ tím kia vàng. :khi (66):
Cuộc sống xốn xang, bàn chân con gái. :khi (24):
Chút con gái làm thế giới tuyệt vời hơn. :khi (151):