Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục TĐ nghiêng và không đổi phương khi quay quanh MT dẫn đến có lúc bán cầu Bắc ngả về phía MT, có lúc thì bán cầu Nam ngả về phía MT nên thời gian chiều sáng khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Biểu hiện:
+ theo vĩ độ: em nhìn vào hình ngày 22/6, đường phân chia sáng tối không trùng với trục Bắc Nam, ở Xích Đạo đoạn sáng và đoạn tối bằng nhau nên tại XĐ ngày đêm luôn bằng nhau, càng về phía cực Bắc thì đoạn sáng càng dài hơn đoạn tối nên ta thấy ngày càng dài, đêm càng ngắn. Khi về bán câù Nam thì đêm càng dài, ngày càng ngắn.
+ theo mùa: vào ngày 21/3, 23/9 do MT chiếu thẳng góc ở XĐ nên ngày đêm cả hai bán cầu bằng nhau. Từ 21/3 đến 22/6 (mùa xuân và hạ ở Bắc Bán Cầu) lúc này BBC ngả về phía MT nên ngày dài hơn đêm. Riêng ngày 22/6, MT chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc nên BBC có ngày dài nhất. Từ 22/6 đến 21/3 năm sau (mùa thu và đông ở Bắc Bán Cầu) lúc này Nam BC ngả về phía MT nên ở Bắc BC ngày ngắn hơn đêm. Riêng ngày 22/12, MT chiếu thẳng góc ở chí tuyến Nam nên BBC có đêm dài nhất.
Hiện tượng này ở Bán cầu Nam ngược lại