1/Mở bài
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ.
2/ Thân bài
a/ Nêu thực trạng tai nạn giao thông.
Mỗi ngày , các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạngiao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước . Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn ]giao thông, nhiều nhất là xe máy.
b/ Hậu quả
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn \giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
c/ Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều . Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông. Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có .
d/ Giải pháp khắc phục
Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toànGiao thôngQuốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàngiao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia [giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạngiao thông.
Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông…
e/ Phê phán những thái độ , hành động coi nhẹ an toàn giao thông
Ngày nay , tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước đang gây bức xúc trong dư luận . Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Những bậc cha mẹ nuông chiều con , khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,. Nếu như những thanh thiếu niên kia biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc.
Một mặt khác , do sự tắc trách của một số cơ quan xây dựng, rút xén vật liệu khiến cho chất lượng đường xá kém . Còn có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường, rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ cố tình không hiểu sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
3/Kết bài
Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình , phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.