Hay giup minh

M

mai_hugu

ban cho nen bo cuoc khi ban con dieu j do de cho di
ko co j la htoan be tac, su viec chi that su be tac khi ban thoi ko co gàgb nua


khi bạn suy nghĩ, ước mong 1 điêu j, ban se co duoc dieu đo'.

ban oy chi có ban moi jup dc mịh thui, ban hay cogang hit minh, dung dat muc tieu wa cao de khi ko the thuc hỉ\en duoc ta lai cam thay chan nan,ko mun hoc.
ban hay cogang len nhe!
 
N

nguyethaha

đúng là rất khó khi phải tìm cách để tập trung vào cái mà bạn ko thích. nếu bạn đã không thích thì sẽ không có cách nào làm bạn có hứng thú được đâu. mình nghĩ nếu bạn ko thấy hứng thú được trong khi học thì bạn nên học theo kiểu suy nghĩ. bạn cứ nghĩ xem viêc học rất wan trọng với bạn. nếu học ko chú ý thì sau này bạn sẽ bị hổng kiến thưc dần dần và tạo ra một lỗ hổng to. sau này lỗ hổng đó sẽ làm cho tương lai của bạn bị khoá lại. nói chung bạn cứ nghĩ viêc học là để tốt cho bạn. chúc bạn học tốt nhé
 
Last edited by a moderator:
T

thanhminh97

- Nếu bạn bắt đầu tập một môn thể dục thể thao nào đó, bạn cũng cần bắt đầu với từng lượng nhỏ bài tập một. Thông thường, khi bạn bắt đầu phát triển kỹ năng tập trung, hãy bắt đầu với khoảng thời gian ngắn – có thể là 10 phút. Điều quan trọng nhất là đặt trước một thời gian và “dính chặt” lấy nó. Nếu tâm trí của bạn lại “đi lang thang” (tới danh sách đi mua hàng, hay trận bong đá hấp dẫn tuần tới) thì hãy bắt nó quay lại ngay với nhiệm vụ đang làm. Hãy làm thật nhẹ nhàng – bạn không cần phải phê phán hay chỉ trích bản thân mình.
- Khi thời gian phân công/đã đặt trước đã hết, hãy tự thưởng cho mình bằng cách đứng dậy và vươn vai hay uống nước. Khi bạn đang thay đổi chủ đề hay đã làm xong một phần việc thì bạn có thể nghỉ dài hơn, như đi bộ chẳng hạn.
- Hòa nhập với trường lớp – thay đổi về thời gian và cách thức học tập của trường có thể gây khó khăn tập trung. Hãy gặp thầy cô giáo cũng như nhà tham vấn học đường để có được lời khuyên và chỉ dẫn phù hợp.

- Nếu bị ốm – hãy đi khám bác sĩ

- Cảm thấy buồn chán/lo âu/mất hứng thú/trầm cảm – hãy nói chuyện với nhà tham vấn hoặc đi khám bác sĩ.

- Cảm thấy mệt mỏi – nghĩ về sức khỏe tổng thể của mình – bạn có ngủ đủ không (8 giờ một ngày, hay là hơn), bạn có ăn đủ hoa quả và rau tươi không, bạn có uống quá nhiều thức uống có chất ca-phê-in hay các loại thức ăn/nước uống nhiều đường, bạn có tập thể dục không? Sứ khỏe tổng thể của bạn sẽ có ảnh hưởng tới khả năng tập trung học tập của bạn. Bạn có thể phải đi khám bác sĩ nếu bạn tiếp tục thấy mệt mỏi.
- Đừng cố học trên giường (bạn sẽ thấy mình ngủ gà ngủ gật khi học và phải thức dậy khi bạn vẫn còn muốn ngủ)
- Bắt đầu thời gian học tập của bạn theo trình tự. Trình tự có thể là tự lấy cho mình một tách trà hay dọn sạch bàn để bắt đầu hay nghe nhạc. Có thể là sắp xếp lại những ghi chú hay đọc bài học trước – thứ gì đó mang tính chất thường lệ vào làm cho bạn hướng vào công việc. Nó hơi giống với việc bắt đầu bài tập thể dục với động tác vươn thở.


Chúc bạn học tốt
 
Last edited by a moderator:
M

ma_vuong_97

Mặc dù đã rất quyết tâm, ngồi vào bàn, tay lăm lăm cuốn sách nhưng tâm trí thì vẫn đang chu du ở tận đẩu tận đâu... liệu có ai đang lâm vào tình huống này không? Cùng luyện tập khả năng tập trung để học "vào" hơn, bạn nhé!

"Quay lại ngay bây giờ”

Phương pháp này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại là cách khá hữu hiệu.

Khi bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy nói với chính mình: “Quay lại ngay bây giờ”. Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.

Chẳng hạn như: Bạn đang học và bạn chợt nhớ tới một buổi hò hẹn, hay là bạn nhớ ra rằng mình đang đói hãy nói với chính mình: “Quay lại ngay bây giờ”

Quay trở lại với công việc bạn đang làm và tập trung vào công việc đó lâu nhất có thể. Khi bạn lại cảm thấy mất tập trung, hãy nhắc lại: ”Quay lại ngay bây giờ”. Rồi lại một lần nữa nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.

Hãy cố gắng rèn luyện lặp đi lặp lại. Bạn sẽ đạt được hiệu quả! Thay vì cố gắng để xua đuổi ý nghĩ về một cái gì đó, hãy chỉ đơn giản “quay lại” nghĩ về việc bạn đang làm.

Bạn có thể tập làm việc này cả trăm lần trong một tuần. Và cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng, bạn càng ít bị mất tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy hãy kiên trì. Bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ rõ rệt.

Đừng đòi hỏi quá nhiều ở bản thân mà hãy cứ thoải mái trong tập luyện. Việc đó đã là quá đủ để chứng minh rằng bạn đang cố gắng, và rằng bạn đang đi đúng hướng. Sau những lần thành công và dĩ nhiên là cả thất bại, rốt cuộc thì việc luyện tập của bạn cũng sẽ đạt được kết quả.

Những khoảng thờì gian để suy nghĩ

Khoa học đã chứng minh những người giành ra một khoảng thời gian xác định để suy nghĩ thì những lo âu trong đầu sẽ giảm được tới 35% sau 4 tuần. Cho nên, mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để nghĩ về những điều cứ vấn vương trong đầu bạn và chen ngang vào những khi bạn cần tập trung.

Khi bạn nhận thấy mình bị phân tán vì những suy nghĩ đó, hãy tự nhắc nhở rằng bạn sẽ dành một khoảng thời gian riêng để lo nghĩ về nó sau khi đã hoàn tất công việc hiện tại. Và rồi sau đó, hãy giữ đúng hẹn, để lo nghĩ về những vấn đề vẫn hay làm bạn sao nhãng.

Tận dụng một cách đúng đắn năng lượng của bạn.

Bạn cảm thấy sung sức nhất khi nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là lúc nào? Hãy học những môn học hoặc làm những việc mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe khoắn nhất. Còn vào những lúc bạn trùng xuống? Hãy học những môn học hoặc làm những việc thấy hứng thú nhất vào lúc đó.

Phần lớn học sinh, sinh viên thường hoãn những môn khó học nhất tới tận chiều muộn, hoặc công chức thì hoãn những việc khó đến cuối ngày. Lúc đó thì khó ai có thể tập trung được sau một ngày dài. Hãy làm ngược lại quy trình đó. Dành khoảng thời gian sung sức nhất của bạn để giải quyết những vấn đề khó nhất, và dành những việc dễ dàng thú vị cho những lúc bạn trùng xuống. Chỉ riêng việc thực hiện “đúng giờ đúng việc” như thế cũng đã giúp bạn tập trung hơn.

Vào đây để bàn luận, chia sẻ sâu hơn về phương pháp học tập hiệu quả nè!
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
Top Bottom