hãy chứng minh : " một cây làm chẳn nên non -Ba cây chụm lại nên hòn núi cao " đúng đắn

N

nucuoitrongmatem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

tình yêu thương đoàn kết là truyền thống quý báu , tốt đẹp của nhân dân ta . Trong 4 nghìn năm xdựng nc vẻ vang , ndân ta pát huy tình y thương , đoàn kết , xdựng cuộc sống ấm no hạnhp lâu bền .Bài hok về tình y thương . đoàn k đã ăn sâu vào tâm hồn dt . Vi thế nd ta thường nhắc nhở nhau :
" Một cây lm chẳng nên non
ba cây chụm lại lên hòn núi cao "
1 cây tượng trưng cho sự đơn lẻ , đơn độc và nó ko thể tạo nên non , nên rừng . Ba cây chỉ số nhiều , có thể tạo nên những quả núi , những đồi xanh . Nếu chỉ nói ước lệ thì chắc câu tục ngữ ko thể sống lâu trong tâm hồn chúng ta dc mak nó còn mang một yk nghĩa khác:"một cây là h/ ảnh của cá nhân , 3 cây là hình ảnh của một tập thể ,núi non là hình ảnh của những công việc vô cùng khó khăn vất vả , lắm gian nan thử thak " qua h/ ảnh đó câu tục ngữ ấy muốn đưa ra một nhận định "một cá nhân đơn lẻ thì ko thể làm dc một việc lớn , chỉ có khi con người ta có tình thần đoàn kết ta mới làm dc , tinh thần đoàn kết ấy sẽ trở thành môt sức mạnh vô cùng to lớn , jup ta vượt wa khó khăn , lắm jan truân ." đó chính là bai hok mak nd xưa muốn nhắc nhở tới những thế hệ đi sau như chúng ta .
từ thuở xa xưa vs những công cụ thô sơ , ng VN ta đã đắp nên bao nhiêu con đê cho các con sông thái bình , sông hồng, đắp đê phòng lụt , lấn biển để tạo nên nhiều cánh đồng xanh màu mỡ . Con đê sông Hồng , sông Thái Bình là do bàn tay của triệu triệu con người vn .Nếu chỉ có một mk thì p có thể làm dc ko ? chắc là ko .Vậy điều này khẳng định chỉ có sự đoàn kết jữa mọi ng vs nhau , thì khó khăn nào cũng có thể vượt wa . Thế kỉ 13 khi đất nc ta đang pải đương đầu vs hai kẻ thù mạnh nhất thế jới luk bấy jờ. vua tôi nhà trần và nhân dân ta hợp sức lại để đánh giặc . Trong hội nghị Diên Hồng , các bô lão hô to " nên đánh ". Nhờ tinh thần đã đánh đuổi dc jặc ngoại xâm .
Bước sang thkir20 , nhân dân ta pải đối mặt vs sự xlược của 2 đất nc mạnh nhất lúc bjo. bác Hồ kêu gọi toàn nhân dân tham ja kháng chiến . tất cả mọi người hợp lực lại để đah jặc ngoại xâm . khi miền bắc dc jai phóng thì miền bắc vẫn đứng lên sản xuất lương thực chi viện cho miền nam . nhờ công lao của cả đất nc mak đất nc ta dc hòa pình như ngày hnay .
Tục ngữ vn cũng có một số câu có cùng nội dung :
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
tuy rằng khác jong n chung một jan"


"Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết"
"đoàn kết thì sống , chia rẽ thì chết"
trong thực tế mọi ng cũng có 1 số hđộng để ủng hộ những ng có hoàn cảnh kho khăn , mẹ anh hùng liệt sĩ . Mọi người hàng năm góp một số tiền nho nhỏ để gửi đến những người có hoàn cảnh khó khăn , những em hsinh nghèo , ngưòi khuyết tật , trẻ e nhiễm chất độc ja cam . Một số chương trình ủng hộ như : trái tm cho em , quỹ tấm lòng việt , ngôi nhà tình thương , lục lạc vàng , cùng e vươn lên ....
wa câu tục ngữ này em nhận ra một điều ko pải cứ sống một mk là tốt mak pải bit nghi den những ngưòi khác , pải it thương yêu đoàn kết lẫn nhau .....
Câu tục ngữ ấy đa làm cho em thấm thía thế nào là tình đoàn kết , và nó dc thể hiện như tek nào cho đúng . e tin rằng sức mạnh vn ta bắt nguồn từ sự đoàn kết :):):):):):):):)@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
mọi ng đọc cho yk kien nha , thanks
đoàn lê thu hòa
 
L

leemin_28

Mình đóng góp một bài nhé!
BÀI LÀM 1


Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!

BÀI LÀM 2


Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"

Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?

Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.


BÀI LÀM 3


Ông cha ta ngày xưa đã dặn:

“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng lên non” còn “ba cây chụm lại lên hòn núi cao”?

Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thí không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.

Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa.Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lí ,Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh ,Nhật ,Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.

Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.

Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.

thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.


BÀI LÀM 4


Tinh thần đoàn kết là 1 trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam . Đoàn kết là sức mạnh rất mạnh mẽ , là truyền thống , là bài học về yêu thương và đã giúp chúng ta đấu tranh vì hòa bình , xây dựng cuộc sống ấm no , bền vững . Vì thế nhân dân ta thường hay nhắc nhở nhau :
" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao "

"Một cây" thì chẳng bao giờ làm" nên non" được cả . Đó là điều hiển nhiên.Nhưng vói số lượng "ba cây " thì có thể làm nên "núi cao". Ở đây muốn nói về số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi. "Chụm lại"là hành động thể hiện sự đoàn kết . "Cây " được nhân hóa , trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

Lịch sử chúng ta đã có nhiều cuộc đấu tranh chứng tỏ tinh thần đoàn kết. Tiêu biểu là : Hai Bà Trưng , Bà Triệu , Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng ,......... Những vị anh hùng bất khuất vì dân vì nước đã được nhân dân ta biết ơn , tưởng nhớ họ . Đó là đoàn kết trong lịch sử . Đoàn kết còn dẫn đến chiến thắng .Như chúng ta đều biết đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của vị cha già chủa dân tộc : Bác Hồ . Công lao to lớn của Bác và toàn dân là một lời khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết :
"Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết
Thành công , thành công, đại thành công"
Đoàn kết còn thể hiện tronh hòa bình . Đoàn kết chống tệ nạn xã hội . Đoàn kết để xây dựng đất nước thái bình để không phụ lòng của Bác Hồ và các vị anh hùng dân tộc .

"Môt cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Đúng như câu tục ngữ , chúng ta phải luôn luôn đoàn kết nha ! Đoàn kết là sức mạnh là sự dẫn đến thành côn vĩ đại !

Nguồn: Net
 
Top Bottom