Hạt giống tâm hồn & Tình yêu thương gia đình

L

linhkhanhlmh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có bao giờ
Giữa dòng đời tấp nập, giữa bộn bề bon chen với bao gánh nặng lo toan, có bao giờ bạn nghĩ về mái nhà xưa, nơi tuổi thơ bạn đã có những tháng ngày êm đềm, hạnh phúc?
Giữa đời sống tiện nghi vật chất hiện đại, có bao giờ lòng bạn hướng về hình bóng cha mẹ già, chiều chiều vẫn tựa cửa mong ngóng những đúa con đi xa trở về?
Có bao giờ bạn nắm lấy đôi bàn tay gầy gò của mẹ, hôn lên đôi mắt đầy những nếp nhăn của cha để thấy thời gian hình như cũng co tuổi? Hay bạn cho rằng mình đã quá lớn để làm điều đó?
Có bao giờ, trong những giấc mơ giữa chốn thị thành phồn hoa, bạn dành riêng cho cha mẹ nơi quê nhà những lời nguyện cầu tốt đẹp. Ban không tin vào những lời cầu chúc ư? Nếu vậy, có lẽ bạn không biết rằng cha mẹ đã luôn cầu chúc cho bạn những điều tốt lành ngay cả khi bạn còn chưa chào đời.
Và còn biết bao điều tốt đẹp khác mà mỗi chúng ta, khi sinh ra đã được thừa hưởng từ gia đình dấu yêu, từ tình yêu vô biên của cha mẹ. Như chim non có tổ, cây trái có cội, sông suối co nguồn, bất kỳ ai trong chúng ta đều có một mái ấm gia đình để trưởng thành, để mong nhớ và khát khao trở về sau mỗi chuyến đi xa.
Tình cảm gia đình thiêng liêng đã khơi gợi, dưỡng nuôi và tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho bao sự sáng tạo. Và những câu chuyện mà bạn sắp đọc, cũng chính là kết quả của của quá trình đó với mong muốn mang đến cho bạn đọc những câu chuyện gần gũi, cảm động về tình cảm gia đình. Qua đó, bạn sẽ tìm thấy hình bóng chính mình với những tình huống ứng xử trong gia đình mà chắc chắn bạn đã từng trải qua trong đời. Để từ đó, bạn biết trân trọng hơn tình cảm của những người thân yêu đã và đang dành cho mình.
Chắc chắn rằng, đối với nhiều người chúng ta, tình cảm gia đình chính là nguồn động viên tinh thần lớn lao nhất, là điều không thể thiếu trong cuộc sống hạnh phúc. Gia đình cũng chính la nơi chúng ta mong muốn hướng về mỗi khi gặp khó khăn, thất bại. Đừng bao giở ngại ngần khi thể hiện tình thương yêu dành cho gia đình, cho cha mẹ, cho những người thân yêu, bởi đó chính là nguồn hạnh phúc vô biên mà bạn dành tặng họ. Để mỗi khi có dịp trở về, bạn lại cảm thấy lòng mình rộn ràng những cảm xúc ngọt ngào, êm dịu, như được sưởi ấm bởi hàng ngàn ngọn lửa yêu thương.
First News**==
 
L

linhkhanhlmh

CHA TÔI
Khi còn nhỏ,tôi thường cảm thấy ngượng ngùng mỗi khi đi chung với cha. Chân cha tôi bị tật rất nặng, khiến cả người ông phải khòm xuống, trông rất nặng nề. Mỗi khi cha con tôi đi với nhau, ông luôn phải vịn vào tay tôi để giữ thăng bằng. Cái nhìn tò mò của những người xung quanh vào hai cha con chúng tôi khiến tôi cảm thấy khó chịu vô cùng. Ngoài mặt tôi cố làm ra vẻ bình thường chứ thực ra trong thâm tâm tôi rất lúng túng. Cha thì hoàn toàn không quan tâm đến chuyện đó. Đối với ông, tập trung vào chuyện đi đứng đã mất quá nhiều thời gian và công sức rồi, không còn tâm trí đâu mà để ý những chuyện khác. Với đôi chan bị tật của mình, cha không thể đi cùng nhịp với tôi được.
Những bước đi của cha rất ngắn và không đều nhau, còn tôi thì luôn sốt ruột muốn đi thật nhanh. Chính vì điều đó mà mỗi lần đi chung, hai cha con tôi rất ít nói chuyện, chỉ trừ những lần ông nói trong hơi thở hổn hển vì mệt nhọc : " Con bước đi trước nhé, cha sẽ bước theo con ".
Chúng tôi thường đi bộ với nhau từ nhà đến ga xe điện ngầm - nơi cha sẽ lên tàu đến sở làm và tôi sẽ đón chuyến xe buýt đến trường lúc bảy giờ sáng. Cha tôi là một nhân viên rất gương mẫu, ông không bao giờ nghỉ làm nếu không vì một lí do bất khả kháng nào đó. Đối với ông, đó là vấn đề danh dự. Dù bị bệnh hoặc thời tiết khắc nghiệt đến mấy, ông vẫn cố đi làm. Khi trời đổ tuyết nhiều, băng đóng thành lớp dày trên mặt đất thì chuyện đi lại của cha tôi càng trở nên khó khăn gấp bội.
Giờ đây, mỗi khi nghĩ về tất cả những chuyện đó, tôi thấy lấy làm lạ là do đâu mà cha có thể luôn giữ được cái nhìn lạc quan để cượt qua mọi chuyện. Ông không bao giờ cho mình là người khuyết tật, mà chỉ là " hơi gặp khó khăn về đi lại " mà thôi. Nhìn lại cuoocj đời của cha, tôi biết rằng ông đã cố gắng rất nhiều để có một công việc, một chỗ đứng mà nhiều người bình thường phải mơ ước. Chưa bao giờ tôi nghe thấy ở cha một tiếng than vãn hay một cảm giác cay đắng. Ông đã là cách nào nhỉ ?
Không thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động xã hội như người khác nhưng cha luôn cố gắng dụ phần theo một cách nào đó. Là một người rất say mê môn bóng chày, nhưng khi không thể vào san thì ông chọn cách làm một cổ động viên nhiệt thành. Thậm chí khi đội bóng nhỏ ở phường tôi thiếu người quản lý thì cha là người đầu tiên xung phong vào vị trí đó để vực dậy đội bóng và cũng là người đắc cử với số phiếu cao nhất. Cũng nhờ đó mà tôi biết thêm một tài năng của cha : ông là một nhà quản lý rất cừ.
Được miễn tham gia quân ngũ trong Thế chiến thứ II nhưng ông vẫn hăng hái xin gia nhập đội thông tin tuyên truyền ở địa phương. Không thể khiêu vũ nhưng ông vẫn hăng hái lái xe đưa mẹ con tôi tới tham dự những buổi tiệc khiêu vũ, và rồi ngồi nhìn chúng tôi lả lướt trong điêuh nhạc với khuôn mặt vui vẻ, tự hào, không hề đượm chút u buồn.
Khi tôi được chọn vào đội bóng chày của trường trung học, có lẽ cha là người vui nhất- còn vui hơn cả bản than tôi. Ông đẫn tôi đến nhà những người bạn của ông để khoe về sự kiện đặc biệt đó, như thể tôi đã được đi vào đội tuyển quốc gia. Và từ đó trở đi, chưa bao giờ ông bỏ một trận đấu nào có đội bóng của tôi tham gia. Cha tôi là người đầu tiên có mặt để chung vui mỗi khi tôi thắng trận và cũng là người đầu tiên ôm lấy vai tôi an ủi mỗi khi chúng tôi không may gặp thất bại.
Năm đầu tiên tôi vào hải quân cũng là nam cha tôi qua đời vì một căn bệnh mà y học ngày nay có thể dễ dàng chữa khỏi. Tuy cha phải nằm liệt giường vào những ngày cuối đời, nhưng cũng giống như trước kia, ông vẫn vui vẻ, thậm chí còn trêu đùa cho đến khi chúng tôi bật cười mới thôi. Ông nằm đó,thanh thản và bình yên trong chuyến du hành tự do nhất từ trước tới giờ của mình - chuyến du hành mà ông sẽ không phải tựa vào tay tôi nữa.
Mỗi khi gặp khó khăn hay thủ thách trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến cha. Ông đã luôn là tấm gương cho chúng tôi về tinh thần lạc quan mạnh mẽ. Vào những giây phút đó, nếu có cha ở bên cạnh, tôi sẽ khoác tay cha và nói : " Cha bước đi trước nhé. Con sẽ bươc theo cha!".
First News
 
L

linhkhanhlmh

Chuyện một đêm giáng sinh
Khi tôi còn nhỏ, vào những kỳ nghỉ cuối năm, cha vẫn thường hỏi tôi : " Con có còn nhớ đêm Giáng sinh đó không? Có nhớ hai đứa bé đã xin chúng ta tiền vé xe không?"
Làm sao tôi quên được. Ngay cả khi cha tôi không còn nhắc đến sự kiện kỳ lạ đó trong suốt ba mươi lam năm qua, tôi vẫn nhớ.
Đó là một đêm Giáng sinh năm 1935 ở St.Louis, Missouri, khi tôi vừa tròn chín tuổi. Hai cha con tôi đang trên đường đến tiệm tạp hoá để mua vài thứ còn thiếu trong bữa tiệc Giáng sinh mà mẹ đang chuẩn bị ở nhà. Tôi thích thú nhìn ra ngoài cửa xe. Đường phố đông đúc hơn ngày thường. Tiếng còi xe vang lên lanh lảnh như còi thúc. Dòng người trên phố trông thật vội vàng, ai cũng cố chen chân để mua cho được những món quà cuối cùng rồi vội vã trở về với mái ấm của mình.
Chúng tôi dừng xe trước cửa hàng tạp hoá Moll trên Đại lộ Delmar. Mẹ tôi thích cửa hiệu này vì ở đây có bán thực phẩm và các thứ gia vị rất ngon. Tôi sục sạo khắp các kệ hàng tìm một ít hoa hồi và hạt nhục đậu khấu - những thứ rất cần chômns bò hầm ngon tuyệt của mẹ dành để ăn với bánh mì vào bữa sáng ngày Giáng sinh. Tôi cũng không quên nhắc cha mua kem sữa và hạt hồ đào pecan để làm món bánh mì ngô truyền thống. Khi đã kiểm tra lại mọi thứ, cha con tôi mỉm cười hài lòng rồi đến quầy tính tiền.
Cái lạnh ngay lập tức lại thốc vào khi chúng tôi bước ra ngoài cửa hiệu. Cha phải choàng tay qua người tôi để che bớt gió. Khi hai cha con tôi vừa bước đi vài bước, bỗng có giọng nói nhỏ vang lên : " Xin ông cho cháu xin một xu tiền xe để chúng cháu về nhà được không ạ?".
Cha tôi dừng lại. Trước mắt chúng tôi là một bé gái khoảng bảy tuổi. Cố bé đang nắm lấy bàn tay không đeo găng của một bé trai chỉ độ chừng bốn, năm tuổi gì đó.
" Các cháu sống ở đâu?" - Cha tôi hỏi.
" Dạ, đại lộ Easton ạ." - Cô bé lí nhí trả lời.
Chúng tôi rất ngạc nhiên. Trong đêm Giáng sinh mà hai đứa trẻ này lại ở cách xa nhà mình đến ba dặm.
Cha liền hỏi : Vậy cháu làm gì mà ở xa nhà vào giờ này thế?".
" Chúng cháu vừa đến bệnh iện để mua thuốc cho mẹ, lúc về mới biết mình không đủ tiền để đi xe. Chúng cháu đã đứng ở đây gần cả tiếng đồng hồ rồi, nhưng không ai cho chúng cháu đi nhờ xe cả ". rooif en kể với chúng tôi về hoàn cảnh gia đình mình : Cha em bị mù, mẹ thì đang bệnh phải nằm ở nhà, nên em đành phải đi mua thuốc cho mẹ vào giữa đêm giá lạnh thế này. Cha tôi vốn là người rất nhân hậu. Không chút đắn đo, ông nói : " Được rồi, trước tiên chúng ta phải đi mua ít đò nữa đã!". Nói rồi, ông nắm lấy tay của bé gái và ra hiệu cho tôi dắt tay cậu em trai để quay lại cửa hàng một lần nữa.
Chúng tôi theo chân cha bước vội vàng qua các gian hàng ở tiệm Moll. Lần này cha tôi lựa hai con gà tây đã quay sẵn, khoai tây, cà rốt, sữa, bánh mì, lại thêm một ít trái cây và bánh kẹo. Khi rời khỏi tiệm, chúng tôi đã có hai giỏ thực phẩm lớn mà tôi nghĩ rằng cha mua để dành cho cả tuần sau.
Vượt qua mấy dãy phố tối và nhếch nhác, cuối cùng xe chúng tôi dừng lại trước một toà nahf lớn bằng gạch đã quá cũ kĩ. Tầng trệt của toà nhà được cho thuê để đặt văn phòng của các công ty nhỏ, còn tầng hai là những căn hộ cho thuê. Tôi thận trọng theo chân hai chik em và cha mình bước lên chiếc cầu thang ọp ẹp.
Cô bé gái và em của nó chạy ùa vào cửa, lao vào vòng tay của một người đàn ông mù đang có vẻ rất nóng ruột trước sự vắng mặt quá lâu của các con mình. Hoàn cảnh gia đình của hai đứa thật đáng thương, đúng như những gì chúng đã kể : người cha bị mù lào, và người mẹ thì đang bệnh.
Cha tôi tự giới thiệu mình rồi đặt hai túi thức ăn lên bàn : " Chúc gia đình Giáng sinh vui vẻ!" - Ông nói nhẹ nhàng và bình thản, như đã quen biết gia đình họ từ lâu.
Lũ trẻ reo lên, rộn ràng xếp các món đò ăn ra bàn. Mùi gà tây thơm phức toả khắp căn phòng. Tôi thấy hai vợ chồng ông rơm rớm nước mắt nhìn chúng tôi, vẻ rất cảm kích.
Người cha cất tiếng : "Cám ơn ông. Tên tôi là Earl Withers".
Cha tôi quay lại hỏi : "Anh mang họ Withers? Nhưng có lẽ anh không biết Hal Withers đâu nhỉ?".
"Biết chứ. Ông ấy là cậu tôi mà. Nhưng đã tù lâu rồi chúng tôi thất lạc nhau. Ông biết ông ấy à?"
Cha và tôi rất kinh ngạc. Hai Withers chính là chồng của dì tôi - nhười chị gái lớn nhất của mẹ. Dù không cùng dòng họ nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy có mối quan hệ rất thân thiết với dượng Hal. Làm sao có thể xảy ra một điều trùng hợp như thế này được nhỉ? Lẽ nào đó là điều kỳ diệu của đêm Giáng sinh?
First News<:p:Mhi:
 
L

linhkhanhlmh

Tấm chăn của bà


Những năm sống bên bà ngoại, tôi chỉ là một đứa trẻ chưa tròn bảy tuổi. Song, những ký ức về bà vẫn in đậm trong tâm trí tôi.

Còn nhớ một đêm nọ, đang ngủ say bỗng tôi choàng tỉnh giấc. Lồm cồm bò ra khỏi giường, tôi nhón chân khẽ buớc xuống cầu thang đi tìm bà, vì tôi biết bà thường thức khuya để xem hết chương trình : "Marcus Welby, M.D". Nhưng đêm đó, tôi tìm mãi mà chẳng thấy bà đâu. "Bà ơi!", tôi khẽ gọi. Một lần, hai lần, rồi ba lần cũng chẳng nghe tiếng bà trả lời. Hoảng hốt, tôi vừa chạy khắp các phòng để tìm bà, vừa mếu máo khóc. Một lát sau, tôi mới chợt nhớ ra bà đã đi chơi xa cùng mấy người bạn. Tôi thở phào nhẹ nhõm, dù nước mắt vẫn còn rơi lã chã. trở về phòng, leo lên giường cuộn tròn trong tấm chăn len mềm mại, ấm áp, tôi vẫn con nấc lên từng hồi. Tấm chăn len này, bà đã tự tay đan tặng tôi nhân dịp sinh nhật vừa qua. "Mai là bà về rồi", tôi tự an ủi mình. Tôi cứ lẩm nhẩm như thế cho đến khi thiếp đi lúc nào không biết.

Bà đã sống cùng gia đình tôi từ lâu lắm, trước cả khi tôi ra đời. Cả năm người gồm bà, bố mẹ, anh Greg và tôi sống ở thành phố Holland, tiều bang Michigan. Năm tôi tròn năm tuổi, bố mẹ tôi mua được một căn nhà mới, to và đẹp hơn, nên sau đó mẹ tôi phải đi làm thêm để phụ bố trả tiền nhà. Vì vậy, phần lớn thời gian tôi đều quấn quýt bên bà.

Bố mẹ của bọn bạn tôi đều đi làm, nên sau giờ học, bọn chúng cũng chỉ thui thủi một mình, không có ai chơi cùng. Còn tôi, nhờ có bà nên tôi chưa bao giờ phải ở nhà một mình. Mỗi khi tôi đi học về, ba luôn đứng ở cửa bếp đón tôi với ly sữa và miếng bánh chuối nóng hổi mới ra lò.


Ngồi thọt lỏm trong ghế bành, tôi vừa xuýt xoa ăn vừa vui vẻ kể chuyện ở lớp cho bà nghe. Sau đóm bà chau tôi chơi vài ván đô-mi-nô. Lúc nào bà cũng nhường tôi thắng - cho đến khi tôi chơi giỏi thực sự.

Cũng như bao đưa trẻ hiếu động khác, thỉnh thoảng tôi lại bị co giáo phạt về tội trêu chọc bạn bè, hoặc cũng có khi là vì kết quả hoạt động quá tệ. Ở trường là thế, về nhà, tôi cũng chẳng được bố mẹ cưng chiều. Như có lần, tôi nài nỉ mãi mà bố mẹ vẫn dứt khoát không mua cho tôi chiếc xe đạp ba bánh. Lúc ấy, tôi đã buồn bã và chán nản đến nhường nào. nhưng với bà, bà chưa bao giờ từ chối tôi bất cứ điều gì. Bất kỳ lúc nào cần, tôi cũng đều có thể tìm thấy sự ủng hộ và che chở của bà. Vòng tay bà luôn sẵn sàng dang rộng đón tôi vào lòng, ấu yếm, vỗ về, xoa dịu những nỗi buồn trẻ thơ trong tôi. Mỗi khi bà an ủi tôi rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, tôi đều luôn tin như thế.

Năm tôi lên tám, bà không còn sống chung với gia đình tôi nữa. Dì Jeanette, con gái lớn của bà, đón bà về ở cùng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa bà cháu tôi vẫn mật thiết, gắn bó như thuở nào. Tôi thường xuyên gọi điện thoại trof chuyện cùng bà, chia sẻ cùng bà mọi chuyện trong cuộc sống. Cứ mỗi tháng hai lần, tôi lại được bố mẹ chở đến nhà dì thăm bà. Tôi yêu bà đến nỗi đoan chắc với bà rằng, sau này tôi dẽ đặt tên cho con mình theo tên Christian của bà, cho dù lúc ấy tôi chỉ mới là một cậu nhóc chưa đầy 10 tuổi. Năm tôi 17 tuổi, cuộc sống của tôi bắt đầu bị xáo trộn. bà bị đau tim, bác sĩ bảo bà rất yếu và cần phải nhập viện.

Tôi xin bố mẹ cho phép vào bệnh viện để chăm sóc bà. Nhiều đêm sau đó, tôi thường thiếp đi trong tiếng bà cầu nguyện; thỉnh thoảng tôi còn loáng thoáng nghe bà nhắc cả tên tôi. Có những đêm từ bệnh viện về nhà, tôi đã thức trắng để cầu nguyện cho bà. Tôi đã cầu xin Thượng đế đừng mang bà rời xa tôi, tôi rất sợ phải sống xa bà mãi mãi. Mặc cho tôi khóc lóc, van xin, nhưng dường như Nguời đã không nghe thấy lời cầu nguyện thành tâm của tôi,

Vài tuần sau, bà tôi mất.

Ngày tôi biết phải xa bà vĩnh viễn, tôi đã khóc vùi cho đến lúc mệt mỏi và thiêp đi. Mắt tôi sưng húp, người mệt lả vì kiệt sức. Nhiều đêm sau đó cũng vậy. Cuối cùng, vào một buổi sáng, tôi quyết định xếp cẩn thận tâm schawn len bà đã đan cho tôi rồi đưa cho mẹ giữ hộ. Tấm chăn ấy gần như là hiện thân của bà, nó mang hơi ấm, hơi thở và bóng dáng của bà. Nhìn tấm chăn ấy, tôi càng thấy đau khổ vì thương nhớ bà. Mẹ tôi đem chăn cất đi, và sau này, khi tôi đã thực sự trưởng thành, bà mới trao lại cho tôi. Cho đến bây giờ, đó vẫn là tài sản quý giá nhất của tôi.

Bà đã không có mặt mừng ngày tôi tốt nghiệp trung học, cũng không thể chúc mừng hạnh phúc trong ngày cưới của tôi và Carla. Nhưng sau đó, có một việc xảy ra đã giúp tôi biết bà chưa bao giờ rời xa tôi.

Một năm sau ngày cưới, vợ chồng tôi dọn ra ở riêng trong một căn hộ xinh xắn tại một tiểu bang khác, khá xa nhà bố mẹ. Thời điểm đó cũng là lúc vợ tôi biết mình sắp sinh em bé. Tuy nhiên, bác sĩ bảo rằng, trường hợp mang thai của vợ tôi rất phức tạp, cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời ứng phó, tránh biến chứng về sau. Thời gian đó, chúng tôi dường như ở hẳn trong bệnh viện, đến mức trước ngày Carla sinh con vài tuần, tôi bị sa thải vì nghỉ việc quá nhiều.

Gần đến ngày sinh, vợ tôi bị nhiễm trùng máu. Hôm Carla sinh con, bác sĩ không cho tôi vào phòng chăm vợ như bao người chồng khác, vì họ lo ngại vợ con tôi không thể qua khỏi ca mổ ngặt nghèo. Tôi chỉ biết lê bước nặng nề tới lui trong phòng đợi, đau khổ cầu nguyện khi y tá thông báo rằng hy vọng sống của con tôi là rất thấp, và huyết áp của vợ tôi đang tăng rất cao. Bố mẹ tôi đang từ Michigan tới, quanh tôi chẳng có ai ngoài sự tuyệt vọng. Bỗng nhiên, trong thời khắc bấn loạn đó, tôi cảm nhận được hơi ấm quen thuộc như thể mình đang nằm gọn trong vòng tay của bà ngoại. "Mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi!", tôi nghe như tiếng bà nói khẽ bên tai mình. Cảm giác ấy đến thật nhanh và cũng qua đi rất đỗi bất ngờ.

Trong khi đó, ở phòng mổ, bác sĩ vừa hoàn thành xong ca phẫu thuật gay go cho vợ con tôi. Ngay khi thằng bé vừa ra đời, nó đã khóc rất to và nhịp tim đập rất đều. Vài phút sau, huyết áp của vợ tôi cũng giảm dần. Vowj con tôi đã qua khỏi cơn nguy kịch.

Ngắm nhìn cậu con trai xinh xắn qua cửa kính phòng cách ly. tôi không nén được xúc động."Cháu cảm ơn bà!", tôi thì thầm, hy vọng bà có thể nghe và hiểu được tình cảm của mình. " Giá mà có bà ở đây. Chỉ cần bà ban cho Christian một nửa tình yêu thương sâu sắc mà bà đã dành cho cháu thôi cũng được ".

Chungs tôi đặt tên con là Christian. Vào một chiều nọ, khi tôi cùng Carla đang chơi với bé Christian trong nhà thì nghe tiếng gõ cửa. Anh bưu tá đưa cho tôi một bưu phẩm có ghi dòng chữ " Quà cho Christian - đưa chắt rất đặc biệt của bà!". Địa chỉ đề tên dì Jeanette. Bên trong là một tấm chăn trẻ em được đan bằng tay rất đẹp và một đôi giày len xinh xắn.

Sống mũi tôi cay xè còn mắt thì nhoè đi khi đọc những dòng chũ ghi trên tấm thiệp : "Bà biết mình sẽ không có mặt vào ngày trọng đại chắt của bà ra đời, bà đã nhờ đan tấm chăn này cho chắt. Còn đôi giày là bà tự làm lấy trước lúc đi xa.

Ký tên,
Bà cố của con"

Sau này tôi mới biết, những ngày cuối đời, mắt bà yếu đến mức phải nhờ dì Jeanette làm giúp cái chăn ấy cho đưa chắt mà bà sẽ không bao giờ biết mặt. Nhưng bà đã cố gắng hết sức để tự tay đan xong đôi giày, trước khi mất vài tháng.

First News
:khi (46):
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom