Lịch sử của harmonica
Để tìm hiểu về harmonica, sau đây là bài viết về harmonica:
Harmonica được ví như một "cây piano bỏ túi" có khả năng tạo răng những âm thanh làm say mê hàng triệu người trên thế giới. Harmonica giờ đây thực sự là một loại khẩu cầm mang đậm nét phương Tây. Nguời được xem là cha đẻ của Harmonica là Christian Friedrich Ludwig Buschann, một cậu bé chỉ mới 16 tuổi nhưng đã đăng ký bằng phát minh sáng chế loại nhạc cụ mang tên Mundaoline vào năm 1821. Thế nhưng không ai ngờ rằng, chiếc khẩu cầm lại có nguồn gốc xuất sứ tại Đông Nam Á (Indo-China) vào thế kỷ 12. Như vậy, có thể khẳng định rằng, Harmonica được khai sinh ở Châu Á vào thế kỷ 12 rồi mới du nhập sang Châu Âu vào thế kỷ 17.
Như vậy, người Châu Á vào thế kỷ 17 đã chế tạo ra các loại kèn thổi làm từ các quả bầu và các ống sậy.
Người đầu tiên biến nó thành Harmonica như ngày nay là Christian Friedrich Ludwig Buschann, ở Berlin - Đức, vào năm 1821, lúc đó chỉ mới 16 tuổi. Cậu đã đăng ký bằng phát minh sáng chế cho nhạc cụ của mình mang tên Mundaoline. Loại kèn này gắn một loạt các ống sậy và chỉ thổi ra, không có hít vào.
Mãi đến năm 1926, nó mới được một nhà chế tạo nhạc cụ người Bohemian, tên là Richter, làm thành loại kèn 10 lỗ, chạy sóng đôi từng cặp - mỗi lỗ đều có thể thổi ra hoặc hít vào tạo ra 2 âm giai.
Âm giai của nó gọi là Mundharmonica, tiếng Đức nghĩa là "Khẩu cầm".
Năm 1857, một thợ làm đồng hồ người Đức, tên Mathias Hohner, chết tạo cây khẩu cầm mang tên Hohner, một thương hiệu nổi tiếng cho đến ngày nay.
Harmonica hay khẩu cầm, có nhiều tên gọi khác nhau. Tiếng Đức là "Mundharmonika", tiếng Pháp là "Harmonica a' bouche", tiếng Italia là "Armonica a bocca" và tiếng Tây Ban Nha là "Armonica". Trong tiếng Anh, nó là "Mouth Organ", "French Harp", "Harp" và "Harmonica" là từ được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Brad Harris, một nhà nghiên cứu về Harmonica, cho rằng từ "Harmonica" bắt nguồn từ từ "Accordion". Năm 1829, tại Vienna, Cyrill Demian được độc quyền sản xuất loại đàn "Akkordion". Nhiều người lúc bấy giờ cũng chế tạo được loại đàn này, nhưng vì đây là tên độc quyền của Demian, nên họ phải sử dụng một tên khác. Và họ đã chọn tên "Handharmonika". Do giữa các loại nhạc cụ có mối quan hệ với nhau nên khẩu cầm bắt đầu được gọi là "Mundharmonika". Trong tiếng Anh, "Akkordion" đã trở thành "Accordion" và "Harmonika" cũng trở thành "Harmonica".
Các kèn khẩu cầm ban đầu, đều chỉ chơi được một âm giai. Phải tới thập niên 1920, kèn có nốt tăng bán cung mứoi ra đời. Nhờ vậy, tiếng khẩu cầm mới lọt vào dàn nhạc giao hưởng. Dĩ nhiên vào thời này, khẩu cầm đã được mọi sắc dân, chủng tộc ở Mỹ nhiệt liệt đón nhận vào làng nhạc dân gian. Tiếng kèn có tác dụng khơi dậy nỗi niềm bi ai hay giây phút huy hoàng chợt tắt, chợt hiện...được từ các em bé cho đến cụ già mến mộ, giá cả lại rẻ, ai cũng có thể mua về thổi ò í e..Trong giới nhạc sĩ, các tay gạo cội cổ điển như Larry, George Fields hay các tay nhạc Jazz lừng lẫy như Tools T. đã đi tiên phong trong việc chơi các thể loại nhạc quí tộc bằng Harmonica một cách trơn tru và khá thành công.
Vào thập niên 1920, 1930, khẩu cầm đã đến giai đoạn thăng hoa, đặc biệt là dòng nhạc Blue. hàng trăm tay chơi khẩu cầm, đã dựa vào âm điệu độc đáo của nnó mà phát huy tài năng của mình. Harmonica hồi mới du nhập vào Mỹ, đã được gọi là "French Harp" - mặc dù nó được người Đức cải tiến, và trở thành một phương tiện chuyển tải tình cảm một cách thú vị và đa dạng.
Đến thập kỷ 1960, Harmonica bừng lên sức sống mạnh mẽ trong giới nhạc Pop. Đứng đầu là hiện tượng sôi đông của ca sĩ Bob Dylan, ban The Rolling Stones và The Beatles...đã dành một ngôi vị cao trọng cho chiếc Harmonica xinh xắn - rung lên muôn điệu, làm say đắm lòng người.
Ngày nay, Harmonica và danh thủ loại này ít xuất hiện trên bảng Top Ten ở Mỹ, tuy nhiên, hào quang rực rỡ và ảnh hưởng lớn mạnh, sâu rộng của nó trên thế giới, còn biết bao tín đồ trung thành của nó đang khổ công, khổ luyện...để một ngày đẹp trời, sẽ lại cất cao giọng, làm nên một trang sử mới cho cây khẩu cầm này. Thế còn bạn, bạn có muốn nhập cuộc chăng?
Khẩu cầm Harmonica là một nhạc cụ đơn giản như bạn thấy đấy! Tuy nhỏ bé nhưng "vĩ đại" ở chỗ...bạn có thể mang nó và thổi lên bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào từ hè phố đến đại hí viện.
Để xem kĩ hơn, mời bạn vào đường link
http://harmonica4u.com/forum/showthread.php?t=3