Hành trang của nhười lính mang theo con đường ra trận là trái tim yêu nước

M

minminyoung98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy phân tích khổ thơ cuối bài thơ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đẻ làm rõ nhận định: hành trang của nhười lính mang theo con đường ra trận là trái tim yêu nước.
Các bạn giúp mình nhanh nha! Mai mình có tiết rồi mà bí quá! Cảm ơn các bạn đã giúp mình


Do lỗi phát sinh nên các thành viên không thể đăng bài trong topic này. Do vậy, Hocmai xin phép chủ topic được post luôn phần gợi ý, hướng dẫn làm bài ở đây. Mời các bạn và các em cùng tham khảo:

Chào minminyoung98.

Để em có thêm tư liệu cho bài viết, Hocmai gửi em tham khảo lời bình của thầy Phạm Hữu Cường về Bài thơ về tiểu đội xe không kính (lời bình trích từ sách Lối nhỏ đến trang văn của thầy):

"“BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” – CUỘC ĐỌ SỨC GIỮA TRÁI TIM VÀ BOM ĐẠN

Phạm Hữu Cường

Dù đã ngấm vào trong từng mạch máu cái hành khúc "xe ta bon bon trên dặm đường… lòng vui như mở hội" của nhạc phẩm "Chào em cô gái Lam Hồng", hay ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lãng mạn và quả cảm của chàng lái xe hạnh phúc trong "Mảnh trăng cuối rừng"… Người ta vẫn khó có thể quên được "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật; bởi gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ này đã biết "khơi những nguồn chưa ai khơi" (Nam Cao), đã phát hiện ra giữa cái mong manh của thế giới bom đạn, sự bền vững của trái tim và bản lĩnh con người.

Như đã xác định từ nhan đề, bẩy khổ thơ liên tiếp triển khai vô vàn những cái "không", những thiếu vắng: Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe không lành lặn… Nếu hình ảnh "kính vỡ đi rồi" được láy lại ở cuối khổ 5 thì cái điệp khúc "không có kính" cứ trở đi trở lại suốt dọc bài thơ từ khổ 1 qua khổ 3, từ khổ 4 đến khổ 7. Điều kỳ diệu là giữa bao nhiêu cái "không", chàng lái xe Phạm Tiến Duật lại phát hiện ra vô vàn cái có: có "bụi phun tóc trắng", có "mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời", có "gió lùa" hoặc "gió xoa mắt đắng", có "sao trời", và có cả "cánh chim". Nếu từ "sa" gợi cái đơn độc của một cánh chim, thì từ "ùa" lại cho thấy cả một thế giới sao trời, chim chóc đông đảo, thân hình đang vây quanh chàng xế! Hoá ra, nhờ ô cửa kính vỡ kia mà cái không gian nhỏ hẹp, riêng tư của buồng lái không bị ngăn cách với không gian vũ trụ rộng lớn bên ngoài. Khung cửa kính vỡ không chỉ giúp con người tương thông với vũ trụ, mà còn là khung cửa của vũ trụ mở thông vào con người. Con người trở thành một phần của vũ trụ, sống giữa vũ trụ, và ngay cả bếp lửa cũng "dựng giữa trời" vừa lớn lao cao cả, vừa thoả chí tung hoành. Giữa bom đạn huỷ diệt, cả thiên nhiên vũ trụ, vạn vật như cũng đứng về phía con người, phía chàng lái xe chính nghĩa và cũng cùng chàng bay ra tiền tuyến. Vậy thì, việc "mắt đắng" vì gió, "mặt lấm" vì bụi, "ướt áo" vì mưa… có đáng kể gì? "Chưa cần thay…", "chưa cần rửa…"(nhưng không có nghĩa là không rửa !)… - mỗi lời thơ đều ẩn chứa một sự ngang tàng; đều như một lời tự động khuyên mình, động viên đồng đội: "Mưa ngừng, gió lùa, khô mau thôi!".

Giữa ca bin "không có kính", nhà thơ không chỉ phát hiện ra bao nhiêu điều mới mẻ, nên cứ hối hả liệt kê ra qua hàng loạt từ "nhìn"; mà còn khám phá ra cái chủ động tự tin đến ngang tàng của mình và đồng đội: "Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng". Nhìn đất để vững tay lái, nhìn trời để tránh "bom rơi", nhìn thẳng vì lúc nào cũng hướng về tiền tuyến lớn… Mọi giác quan đều được chàng lái xe tập trung cho nhiệm vụ của mình. Giữa bao nhiêu cái "không" còn "có" tư thế ngang tàng, ung dung của con người; "có" nụ cười "ha ha" trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch; "có" cái "bắt tay nhau" cảm động, ấm tình đồng đội; "có" cái "chung bát đũa" thân thiết ấm cúng của tình cảm gia đình, "có" cả bầu trời "xanh hơn", không mờ đi vì kính… Hình như "không có kính", không chỉ con người và thiên nhiên hoà hợp, mà giữa con người với nhau như cũng thêm cởi mở, thân tình!

Cái nhìn, cảm nhận của một người trong cuộc giúp tiểu đội xe không kính vừa có cái xác thực của một phóng sự chiến trường, vừa có cái nên thơ, thấm thía. Nó thôi thúc nhà thơ cắt nghĩa lý giải cặn kẽ cả nguyên nhân khiến "xe không kính" đó là do "bom giật, bom rung", do những chiếc xe trở về "từ trong bom rơi". Sự tàn phá của đạn bom không huỷ diệt được xe nhưng cơ thể của mỗi xe đều mang đầy thương tích khiến mỗi người lái xe đều không giấu nổi nỗi xót xa!. Đạn bom đã làm cho những trang bị, khí tài, những giá trị vật chất trở nên mong manh. Dòng thơ "Võng mắc chông chênh dọc đường xe chạy", thực lòng rất đỗi tài hoa. Nó cho thấy cả giấc ngủ của con người cũng quá đỗi mong manh. Nhưng cũng chính đạn bom đã làm nổi bật thêm cái bền vững của tư thế con ngươi nơi buồng lái của nụ cười hồn nhiên tươi trẻ, của tình đồng đối, tình gia đình lái xe cảm động. Đạn bom có thể tàn phá những giá trị vật chất, những trang bị bên ngoài chứ làm sao có thể huỷ diệt được những giá trị tinh thần và bản lĩnh người cứng cỏi bên trong?

Phạm Tiến Duật biết quy tụ, biết chốt lại sự đối lập giữa cái "không" và cái "có", cái mong manh và cái bền vững bằng khổ thơ cuối. Nhờ thế, cảm hứng tư tưởng của bài thơ thêm nổi bật. Dù "không có kính", không có bao nhiêu điều khác, nhưng "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim" Ân tình của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn thật cảm động và sâu nặng. Hoá ra, cái quyết định tất cả đâu phải là ở xe cộ, trang bị vật chất bên ngoài; mà là ở tinh thần, bản lĩnh, ở trái tim con người! Đó là trái tim ân tình, ân nghĩa với miền Nam, thiết tha với sự nghiệp thống nhất đất nước. Trong lồng ngực của mỗi chàng lính lái xe như có một trái tim Đan Kô đang toả sáng. Nhưng không phải một trái tim đơn độc, cá nhân mà có vô vàn hững trái tim như thế, bởi trên đường xe chạy, người ta "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới!". Kỳ diệu làm sao, khi giữa thế giới đạn bom tàn phá, huỷ diệt; giữa nơi cả giấc ngủ, cả ranh giới sống - chết cũng mong manh; nhà thơ vân phát hiện ra sức sống, sự bền vững, trường tồn của trái tim, bản lĩnh và tình cảm con người. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” chính là cuộc đọ sức giữa trái tim và bom đạn. Và trong cuộc đọ sức này, trái tim đã thắng!

Rômanh Rôlăng tin tưởng "Trái tim là đòn bẩy của những gì vĩ đại" còn A.Đờ.Muytxê thì khuyên nhủ "Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài ở đó!". Phạm Tiến Duật đã bắt đúng nhịp điệu trái tim chàng lính lái xe, cũng là trái tim thi sĩ nơi con người mình để cất lên những lời thơ vừa mộc mạc, ngang tàng, đậm chất văn xuôi - phóng sự, vừa độc đáo, tài hoa về gương mặt tâm hồn của những người lính lái xe thời chống Mĩ, những người luôn thấy "Đường ra trận mùa này đẹp lắm!" và ngay cả khi bị thương cũng "Nôn nao ngồi dậy nhờ lưng đèo". “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thực sự là một tượng đài bất tử về những trái tim tài xế vô danh.

Chẳng biết bây giờ, ở giữa Hà Nội, mỗi lần lên xuống xe hơi máy lạnh, Phạm Tiến Duật và những đồng đội của anh có còn nhớ những ngày "không kính" nữa không?..."

(Đã in trong “Lối nhỏ đến trang văn” (2 tập) - NXB Giáo dục - Năm 2004)

Em có thể tham khảo thêm bài giảng (miễn phí) của thầy tại đây: http://hocmai.vn/mod/scorm/view.php?id=39190

Thân ái.
 
Last edited by a moderator:
N

noinhobinhyen

“ Không có kính rồi xe không có đèn
. ………..
. Chỉ cần trong xe có một trái tim”
.
. Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam.” Vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. đặc biệt, tỏa sáng chói ngời cả đoạn thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim.” Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường,giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim co người đã cầm lái ? Tình yêu tổ quốc, tình thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vững tay lái xe về tới đích ? Và ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái”, câu thơ còn muốn hướng ngưới đọcvề một chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là co người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niền lạc quan và mọi niền tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng. Nó là “con mắt của thơ” bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hìng tường nhân vật trong thơ. Bài thơ được khép lài mà âm hưởng của nó như vẫn vang xa chính là nhờ câu thơ ấy.
. Tóm lại, những khổ thơ trên đã phác họa những hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm cứu nước. những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, tác giả đõa để lại những ấn tượng đẹp về tiểu đội xe không kính. Cám ơn nhà thơ đã cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về cha anh trước đây trong thời đất nước có chiến tranh. Hiểu được điều đó, có lẽ ,chúng ta, những học sinh sẽ sống tốt hơn
 
Top Bottom