Văn 8 hành động nói

trananhquangminh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2020
33
4
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 2: Trong đoạn văn sau có mấy hành động nói? Chỉ rõ và nêu mục đích của mỗi hành động nói.
(1) Tiếng chó sủa vang các xóm.
(2) Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- (3) Bác trai đã khá rồi chứ?
- (4) Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. (5) Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- (6) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (7) Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói cho thì khổ. (8) Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- (9) Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. (10) Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. (...)
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Bài 3: Các câu văn sau thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Gọi tên hành động nói của mỗi câu.
a/ Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập theo sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
b/ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
c/ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Bài 4: Hãy đặt một hoàn cảnh, trong đó nhân vật thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp.
 
  • Like
Reactions: hoa du

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bài 2: Trong đoạn văn sau có mấy hành động nói? Chỉ rõ và nêu mục đích của mỗi hành động nói.
(1) Tiếng chó sủa vang các xóm.
(2) Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- (3) Bác trai đã khá rồi chứ?
- (4) Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. (5) Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- (6) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (7) Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói cho thì khổ. (8) Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- (9) Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. (10) Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. (...)
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Bài 3: Các câu văn sau thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Gọi tên hành động nói của mỗi câu.
a/ Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập theo sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
b/ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
c/ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Bài 4: Hãy đặt một hoàn cảnh, trong đó nhân vật thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp.
Bài 2:
Đoạn văn có 3 hành động nói
(1), (2): trình bày
(3): câu hỏi
(4), (5): trình bày
(6): khuyên
(7), (8), (9), (10): trình bày

Bài 3:
a.
Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược.
Kiểu câu: trần thuật
Hành động nói: trình bày

Nếu các ngươi biết chuyên tập theo sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Kiểu câu: trần thuật
Hành động nói: trình bày, đe doạ, yêu cầu

b.
Kiểu câu: trần thuật
Hành động nói: bộc lộ cảm xúc

c.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
Kiểu câu: trần thuật
Hành động nói: trình bày
Các khanh nghĩ thế nào?
Kiểu câu: nghi vấn
Hành động nói: Hỏi

Bài 4:
Đặt câu: Đợi mình một chút được không?
Đây là câu hỏi nhưng mục đích là đề nghị.
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom