

Đại Uyển 大宛 là tên gọi sử nhà Hán dành cho một nhóm các thành bang ở thung lũng Ferghana, Trung Á. Khi sứ giả Trương Khiên trở về Trung Hoa sau 15 năm lưu lạc ở Tây Vực, ông đã đem theo những tin tức giá trị về vùng đất này, trong đấy có một thứ rất được nhà Hán chú ý – ngựa Đại Uyển. Sử Hán miêu tả rằng giống ngựa ấy chảy ra mồ hôi hòa lẫn máu (“hãn huyết” 汗血). Những sứ đoàn sau này đã đem về cho Hán Vũ đế một con ngựa Đại Uyển, mà ông đặt tên là Thiên Mã, ngựa trời.
Không cam tâm chỉ xài bản dùng thử, Hán Vũ đế sai sứ giả đem nghìn vàng và một bức tượng ngựa bằng vàng đến thành bang Nhị Sư 貳師 ở Đại Uyển, xin đổi ngựa thật. Tuy nhiên cuộc thương lượng sớm đổ vỡ. Vua của Nhị Sư chê lễ vật không chịu đổi, sứ giả Hán thấy thế cũng lớn lối chửi bới, đập tượng vàng rồi bỏ về. Người Uyển căm giận, chờ khi sứ đoàn đi đến Uất Thành 郁成 ở ranh giới phía đông Đại Uyển thì tấn công, giết sứ giả, cướp của cải.
Nghe tin một đám rợ Tây Vực ất ơ dám cả gan hạ nhục Thiên triều, Hán Vũ đế nổi cơn thịnh nộ, cử tướng Lý Quảng Lợi đem quân đánh Đại Uyển. Lý Quảng Lợi được phong sẵn làm “Nhị Sư tướng quân”, vì trước sau cũng thắng, việc gì phải ngại! Năm 104 TCN, hơn 10.000 bộ binh cùng 6.000 kỵ binh Hán rời Đôn Hoàng lên đường Tây chinh, trước là để trị tội Man Di, sau là để đoạt ngựa hãn huyết. Nhưng làm thế nào đánh một xứ sở cách hàng vạn dặm và không giáp giới nước mình? Cách duy nhất là đi qua địa bàn những nước khác, nên cuộc chiến với Đại Uyển cũng trở thành cuộc chiến với một loạt tiểu quốc Tây Vực. Trước yêu cầu mượn đường cấp lương của quân Hán, nhiều thành bang ở bồn địa Tarim chỉ lẳng lặng nói "DELL" rồi đóng cửa không tiếp. Lý Quảng Lợi phải công phá từng thành một để cướp lương thực, hạ được thì có cái ăn, không được thì bỏ qua đi tiếp. Khi đến Uất Thành quân Hán chỉ còn mấy nghìn người, bị người Uyển đánh bại. Nhị Sư tướng quân chưa trông thấy thành Nhị Sư đã phải dẫn tàn quân về nước. Năm 102 TCN, đoàn viễn chinh về tới Đôn Hoàng, chỉ còn khoảng 10-20% quân số sống sót.
Hán Vũ đế ban đầu cực kì tức giận trước kết quả này, ra lệnh bỏ mặc số tàn quân ở biên giới, không cho về kinh. Tuy nhiên, cơ hội lập công chuộc tội đến với Lý Quảng Lợi vào mùa hè năm ấy. Bấy giờ quân Hán cũng gặp thất bại trước Hung Nô, nên Hán Vũ đế quyết định đánh Đại Uyển lần nữa để rửa nhục trước mặt chư hầu. Lý Quảng Lợi giờ đây được cấp 60.000 quân, hơn 30.000 ngựa, 100.000 con bò, hàng vạn con lừa, la, lạc đà để tải lương. Hơn 1 năm sau quân Hán lại lên đường đánh Uyển lần thứ hai, quyết đoạt bằng được ngựa hãn huyết.
Lực lượng hùng hậu lần này đã buộc các nước Tây Vực biết điều mà nghênh đón, chỉ có một tiểu quốc Luân Đầu 侖頭 không phục nên chịu cảnh đồ thành. Tuy nhiên điều kiện khắc nghiệt của vùng bồn địa Tarim cũng bào mòn đi mất một nửa quân số Hán. Ba vạn quân còn lại đến được đất Đại Uyển thì bị đón đánh, nhưng giành chiến thắng trận đầu nhờ ưu thế lính nỏ. Lý Quảng Lợi cử hơn nghìn kỵ binh đi đánh Uất Thành, còn mình đem đại quân tiến thẳng đến Nhị Sư.
Quân Hán cắt đứt nguồn cấp nước của thành Nhị Sư, công hãm liên tục hơn 40 ngày thì phá được lớp tường ngoài. Trước cảnh sắp mất nước theo cả hai nghĩa, các quý tộc Đại Uyển giết vua, đem đầu nộp cho quân Hán để chuộc lỗi giết sứ giả trước kia và hứa sẽ giao ngựa hãn huyết, nhưng đồng thời đe doạ nếu Hán không chấp nhận sẽ tử thủ đến cùng. Bấy giờ người Khang Cư láng giềng đem quân đến cứu Đại Uyển, nhưng thấy quân Hán còn mạnh nên án binh bất động. Lý Quảng Lợi biết tiếp tục công thành thì sẽ rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch, bèn chấp nhận hoà ước ấy. Người Uyển nộp cho Hán 3.000 con ngựa hãn huyết, lại cấp lương thực để họ về nước. Nhị Sư tướng quân rốt cuộc vẫn không vào được Nhị Sư. Trên đường về, Lý Quảng Lợi hay tin cánh quân đi đánh Uất Thành thất bại nên tiện thể tấn công nốt thành bang ấy, chém được vua của họ. Quân Hán trở về Đôn Hoàng với hơn 10.000 người và 1.000 con ngựa. Cuộc chiến này không những đem về nguồn ngựa tốt để nâng cao chất lượng kỵ binh Hán trong xung đột với Hung Nô, mà còn gia tăng ảnh hưởng với các tiểu quốc Tây Vực, góp phần củng cố vị thế của Hán trên Con đường Tơ lụa về sau.
Nguồn: Sử ký, Đại Uyển liệt truyện
Không cam tâm chỉ xài bản dùng thử, Hán Vũ đế sai sứ giả đem nghìn vàng và một bức tượng ngựa bằng vàng đến thành bang Nhị Sư 貳師 ở Đại Uyển, xin đổi ngựa thật. Tuy nhiên cuộc thương lượng sớm đổ vỡ. Vua của Nhị Sư chê lễ vật không chịu đổi, sứ giả Hán thấy thế cũng lớn lối chửi bới, đập tượng vàng rồi bỏ về. Người Uyển căm giận, chờ khi sứ đoàn đi đến Uất Thành 郁成 ở ranh giới phía đông Đại Uyển thì tấn công, giết sứ giả, cướp của cải.
Nghe tin một đám rợ Tây Vực ất ơ dám cả gan hạ nhục Thiên triều, Hán Vũ đế nổi cơn thịnh nộ, cử tướng Lý Quảng Lợi đem quân đánh Đại Uyển. Lý Quảng Lợi được phong sẵn làm “Nhị Sư tướng quân”, vì trước sau cũng thắng, việc gì phải ngại! Năm 104 TCN, hơn 10.000 bộ binh cùng 6.000 kỵ binh Hán rời Đôn Hoàng lên đường Tây chinh, trước là để trị tội Man Di, sau là để đoạt ngựa hãn huyết. Nhưng làm thế nào đánh một xứ sở cách hàng vạn dặm và không giáp giới nước mình? Cách duy nhất là đi qua địa bàn những nước khác, nên cuộc chiến với Đại Uyển cũng trở thành cuộc chiến với một loạt tiểu quốc Tây Vực. Trước yêu cầu mượn đường cấp lương của quân Hán, nhiều thành bang ở bồn địa Tarim chỉ lẳng lặng nói "DELL" rồi đóng cửa không tiếp. Lý Quảng Lợi phải công phá từng thành một để cướp lương thực, hạ được thì có cái ăn, không được thì bỏ qua đi tiếp. Khi đến Uất Thành quân Hán chỉ còn mấy nghìn người, bị người Uyển đánh bại. Nhị Sư tướng quân chưa trông thấy thành Nhị Sư đã phải dẫn tàn quân về nước. Năm 102 TCN, đoàn viễn chinh về tới Đôn Hoàng, chỉ còn khoảng 10-20% quân số sống sót.
Hán Vũ đế ban đầu cực kì tức giận trước kết quả này, ra lệnh bỏ mặc số tàn quân ở biên giới, không cho về kinh. Tuy nhiên, cơ hội lập công chuộc tội đến với Lý Quảng Lợi vào mùa hè năm ấy. Bấy giờ quân Hán cũng gặp thất bại trước Hung Nô, nên Hán Vũ đế quyết định đánh Đại Uyển lần nữa để rửa nhục trước mặt chư hầu. Lý Quảng Lợi giờ đây được cấp 60.000 quân, hơn 30.000 ngựa, 100.000 con bò, hàng vạn con lừa, la, lạc đà để tải lương. Hơn 1 năm sau quân Hán lại lên đường đánh Uyển lần thứ hai, quyết đoạt bằng được ngựa hãn huyết.
Lực lượng hùng hậu lần này đã buộc các nước Tây Vực biết điều mà nghênh đón, chỉ có một tiểu quốc Luân Đầu 侖頭 không phục nên chịu cảnh đồ thành. Tuy nhiên điều kiện khắc nghiệt của vùng bồn địa Tarim cũng bào mòn đi mất một nửa quân số Hán. Ba vạn quân còn lại đến được đất Đại Uyển thì bị đón đánh, nhưng giành chiến thắng trận đầu nhờ ưu thế lính nỏ. Lý Quảng Lợi cử hơn nghìn kỵ binh đi đánh Uất Thành, còn mình đem đại quân tiến thẳng đến Nhị Sư.
Quân Hán cắt đứt nguồn cấp nước của thành Nhị Sư, công hãm liên tục hơn 40 ngày thì phá được lớp tường ngoài. Trước cảnh sắp mất nước theo cả hai nghĩa, các quý tộc Đại Uyển giết vua, đem đầu nộp cho quân Hán để chuộc lỗi giết sứ giả trước kia và hứa sẽ giao ngựa hãn huyết, nhưng đồng thời đe doạ nếu Hán không chấp nhận sẽ tử thủ đến cùng. Bấy giờ người Khang Cư láng giềng đem quân đến cứu Đại Uyển, nhưng thấy quân Hán còn mạnh nên án binh bất động. Lý Quảng Lợi biết tiếp tục công thành thì sẽ rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch, bèn chấp nhận hoà ước ấy. Người Uyển nộp cho Hán 3.000 con ngựa hãn huyết, lại cấp lương thực để họ về nước. Nhị Sư tướng quân rốt cuộc vẫn không vào được Nhị Sư. Trên đường về, Lý Quảng Lợi hay tin cánh quân đi đánh Uất Thành thất bại nên tiện thể tấn công nốt thành bang ấy, chém được vua của họ. Quân Hán trở về Đôn Hoàng với hơn 10.000 người và 1.000 con ngựa. Cuộc chiến này không những đem về nguồn ngựa tốt để nâng cao chất lượng kỵ binh Hán trong xung đột với Hung Nô, mà còn gia tăng ảnh hưởng với các tiểu quốc Tây Vực, góp phần củng cố vị thế của Hán trên Con đường Tơ lụa về sau.
Nguồn: Sử ký, Đại Uyển liệt truyện